Sau chiến tranh, Afghanistan làm gì với kho báu 1.000 tỷ USD có thể thay đổi đất nước
Nếu Afghanistan có một năm ổn định để phát triển khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước, họ có thể trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới chỉ trong một thập kỷ
Việc Afghanistan nhanh chóng rơi vào tay các chiến binh Taliban đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, với hàng nghìn người cố gắng chạy trốn khỏi đất nước. Bên cạnh đó, giới phân tích cũng tập trung vào nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của Afghanistan, những nguồn tài nguyên có thể thay đổi kinh tế của nước này nếu được phát triển.
Afghanistan là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Nhưng vào năm 2010, các quan chức quân sự và nhà địa chất Mỹ tiết lộ rằng đất nước này đang nằm trên các mỏ khoáng sản trị giá gần 1 nghìn tỷ USD.
Nguồn cung cấp khoáng sản như sắt, đồng và vàng nằm rải rác khắp các tỉnh. Ngoài ra còn có các khoáng chất đất hiếm và, có lẽ quan trọng nhất, là một trong những mỏ lithium lớn nhất thế giới - một thành phần thiết yếu nhưng khan hiếm trong pin sạc và các công nghệ khác cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Những thách thức về an ninh, thiếu cơ sở hạ tầng và hạn hán nghiêm trọng đã ngăn cản việc khai thác hầu hết các loại khoáng sản có giá trị trong quá khứ. Điều đó khó có thể sớm thay đổi dưới sự kiểm soát của Taliban. Tuy nhiên, vẫn có sự quan tâm từ các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ, những quốc gia có thể cố gắng tham gia bất chấp sự hỗn loạn.
Vào năm 2020, ước tính có khoảng 90% người Afghanistan đang sống dưới mức nghèo khổ do chính phủ xác định là 2 USD mỗi ngày, theo một báo cáo từ Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ được công bố vào tháng Sáu vừa qua. Trong hồ sơ quốc gia mới nhất của mình, Ngân hàng Thế giới nói rằng nền kinh tế vẫn "được định hình bởi sự mong manh và sự phụ thuộc vào viện trợ."
Nhiều quốc gia có chính phủ hoạt động thiếu hiệu quả đã gánh chịu "lời nguyền tài nguyên". Điều này có nghĩa các nỗ lực khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước này không thể đem đến lợi ích cho người dân, và nền kinh tế quốc nội. Tuy vậy, nguồn tài nguyên ở Afghanistan có nhiều triển vọng. Nhu cầu sử dụng các kim loại như lithium và cobalt, cũng như các loại đất hiếm như neodymium, tăng vọt trong bối cảnh nhiều nước chuyển sang sử dụng ôtô điện và các công nghệ sạch khác.
“Nếu Afghanistan có một năm ổn định để phát triển khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước, họ có thể trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới chỉ trong một thập kỷ”, ông Said Mirzad, từ Cục Khảo sát Địa giới Mỹ, nói với tờ Science vào năm 2010.
Tuy nhiên, Afghanistan chưa bao giờ có được sự bình yên ấy. Phần lớn lượng khoáng vật của nước này vẫn chưa được khai thác, theo ông Mosin Khan, cựu giám đốc khu vực Trung Đông và Trung Á của Qũy Tiền tệ Thế giới.
Theo ước tính của IEA, phải mất 16 năm để có thể khai thác một khoáng thể, tính từ lúc tìm thấy. Hiện tại, Afghanistan chỉ kiếm được một tỉ USD mỗi năm nhờ vào các khoáng vật, theo ông Khan. Ông cho rằng 30-40% trong số đó bị thất thoát do tham nhũng, cũng như do các lãnh chúa và Taliban, những người kiểm soát các dự án khai thác nhỏ, cắt xén.
Các hạn chế của Hoa Kỳ cũng có thể là một thách thức lớn. Taliban chưa bị Hoa Kỳ chính thức chỉ định là Tổ chức Khủng bố Nước ngoài. Tuy nhiên, nhóm này đã bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách Những kẻ khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt và danh sách Quốc gia được chỉ định đặc biệt.
Nguồn: [Link nguồn]
Đồng Afghani của Afghanistan đã giảm tới 4,6% trong bốn ngày liên tục theo dữ liệu của Bloomberg.