Sập bẫy cộng tác viên bán hàng trực tuyến

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng nhiều người, kể cả bạn trẻ tốt nghiệp đại học vẫn sập bẫy, mất cả trăm triệu đồng bởi chiêu trò làm cộng tác viên bán hàng trực tuyến.

2 tháng trước, chị L.N.M.C (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lên mạng xã hội tìm kiếm việc làm online. Thấy có bài đăng: “Tuyển cộng tác viên cho Shoppee, với mức thu nhập cao, không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp”, chị C liên hệ với người đăng bài. Chị được giới thiệu với một người tự xưng là “chuyên viên Cty Shoppee Mall” qua zalo và được phổ biến về nhiệm vụ đặt đơn ảo trên Shoppe. Theo đó, người tham gia có nhiệm vụ đặt đơn hàng theo chỉ định của “chuyên viên Cty Shoppee Mall” và tự bỏ tiền ra thanh toán. Sau khi người tham gia thanh toán sẽ được “chuyên viên Cty Shoppee Mall” trả lại tiền gốc và 25% hoa hồng của mỗi đơn hàng.

Thấy quá hấp dẫn, chị C đồng ý tham gia ngay. “Lúc đầu, tôi được yêu cầu làm 3 nhiệm vụ trị giá 670 nghìn đồng, 850 nghìn đồng và 1,1 triệu đồng. Tôi làm theo và đều được trả cả gốc và hoa hồng sau 5 phút”, C kể. Những đơn hàng sau, giá trị càng tăng lên. Từ đơn 1,4 triệu, chúng yêu cầu làm đủ combo 3 đơn liên tục mới thanh toán. “Chuyển khoản 3 lần cho chúng xong thì chúng nhắn lại “không đủ thời gian để thanh toán” và yêu cầu tôi làm thêm nữa. Lúc này, tôi cũng đã thấy nghi nghi thì liên tục nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là quản lý và yêu cầu mình chuyển tiền để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng còn gửi kèm căn cước công dân để tôi tin tưởng. Bị thúc giục, trong vòng 3 tiếng, tôi chuyển hết toàn bộ tiền trong tài khoản và còn mượn thêm người thân, tổng số tiền bị mất là 152 triệu đồng”, C ngậm ngùi kể. Ngay sau đó, chị C đã tố cáo ra công an phường, công an quận.

Trang web giả mạo được các đối tượng lừa đảo lấy logo và thương hiệu của sàn thương mại điện tử Tiki

Trang web giả mạo được các đối tượng lừa đảo lấy logo và thương hiệu của sàn thương mại điện tử Tiki

Tìm kiếm những từ khóa trên mạng xã hội như tìm việc làm part time, việc làm bán thời gian, cộng tác viên bán hàng…, sẽ thấy rất nhiều những tài khoản đăng bài tương tự. Phía dưới các bài “tuyển dụng” này có rất nhiều bạn trẻ tương tác. Thậm chí, sau khi tìm kiếm những từ khóa này, bằng một phần mềm nào đó, những đối tượng này đã biết số điện thoại của chúng tôi để gọi điện mời tham gia “cộng tác viên bán hàng của Tiki”.

Ngày 18/6, công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bắt giữ 6 đối tượng giả danh Shopee lừa đảo bằng hình thức đặt đơn ảo qua mạng. Cơ quan công an xác định, băng nhóm tội phạm này hoạt động có tổ chức, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu và đối tượng người Việt Nam thực hiện, đặt trụ sở tại đặc khu Mộc Bài thuộc tỉnh Bavet – Campuchia, nằm sát biên giới Tây Ninh- Việt Nam.

Đại diện Shopee khẳng định những hoạt động như trên là giả mạo, lừa đảo. “Cty không có bất cứ chương trình đặt đơn ảo nào để tăng tương tác cho shop” - đại diện Shopee nói và khuyến cáo, trước khi tham gia bất cứ chương trình nào của Shopee, khách hàng nên xác minh qua số điện thoại hotline hoặc chat qua web hoặc app của shopee để tránh rủi ro lừa đảo”.

Trao đổi với PV, chuyên gia tội phạm học, tiến sĩ Đào Trung Hiếu cho biết: “Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao dựa vào đặc tính ẩn danh, các thông tin ảo để lừa đảo. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là do bị hại không đọc báo, cập nhật tình hình thời sự, kiến thức nên đã bị lừa” - ông Hiếu nói.

Cảnh báo từ những trường hợp sập bẫy ”việc nhẹ, lương cao”

Ngày 6/7, Thượng tá Lê Đồng Úy, Phó trưởng Công an thị xã, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm - tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc thị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Đạt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN