Sạch scandal lại đông fan hâm mộ, những idol ảo kiếm về hàng tỷ USD

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những KOL nổi tiếng của Trung Quốc như Vi Á hay ông hoàng son môi Lý Giai Kỳ từng thu hút hàng triệu người mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử. Tuy nhiên sau loạt bê bối, các doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư cho những ngôi sao ảo trên mạng Internet.

Các thần tượng ảo được tạo ra từ máy tính được coi là một lựa chọn an toàn khi Trung Quốc thực hiện chấn chỉnh giới giải trí, không cho những ngôi sao có vấn đề về đạo đức được xuất hiện. Trong năm qua, các tập đoàn công nghệ và đầu tư của Trung Quốc bao gồm Tencent và ByteDance đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các công ty phát triển KOL kỹ thuật số. Ngành công nghiệp thần tượng ảo của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng gấp bảy lần từ 870 triệu USD vào năm 2021 lên 6,7 tỷ USD vào năm 2022.

ByteDance, công ty mẹ của TikTok năm nay đã mua 20% cổ phần của Hangzhou Li Weike Technology, công ty khởi nghiệp đằng sau nhân vật ảo nổi tiếng LA. WK. Trong khi đó, Tencent đầu tư vào Facegood, một nhà phát triển phần mềm có trụ sở tại Thâm Quyến tập trung vào thiết kế gương mặt 3D. Xmov, một startup có mục tiêu xây dựng “cơ sở hạ tầng thế giới ảo” thông báo đã gọi vốn được 130 triệu USD.

A-Soul, nhóm nhạc nữ 3D nổi tiếng nhất Trung Quốc do ByteDance's ra mắt sở hữu một lượng fan hùng hậu. Một người hâm mộ của nhóm cho biết: “Tôi hiếm khi giao tiếp với mọi người trong đời thực, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy màn trình diễn sôi động của thần tượng mình trên màn hình. Mỗi lần tôi xem họ biểu diễn trực tiếp, tôi không thể không mỉm cười.”

Sạch scandal lại đông fan hâm mộ, những idol ảo kiếm về hàng tỷ USD - 1

Những thần tượng ảo này đã chứng minh được khả năng kiếm tiền của mình. Vox Akuma, một Youtuber ảo thuộc sở hữu của công Nhật Bản AnyColor, đã ra mắt tại Trung Quốc trên trang Bilibili vào tháng 5 vừa qua. Trong buổi phát trực tiếp kéo dài 100 phút của mình, Vox Akuma đã kiếm được tổng số tiền là 1,1 triệu NDT (hơn 3,6 tỷ VNĐ) từ khoảng 40.000 người hâm mộ.

Mức lợi nhuận dù vậy vẫn thấp hơn những KOL người thật từng kiếm được. Vi Á và Lý Giai Kỳ đã từng bán được tổng cộng gần 2,8 tỷ USD hàng hóa chỉ trong ngày 11/11 năm ngoái.  

Tuy nhiên, các thương hiệu thời trang quốc tế lại ngày càng ưa thích ký hợp đồng để các thần tượng ảo làm đại sứ thương hiệu ở Trung Quốc. Đặc biệt thời gian qua, họ phải cắt đứt quan hệ với hàng loạt ngôi sao vì bê bối đời tư. Bulgari đã mời Ling, KOL ảo được phát triển bởi Xmov do SoftBank hậu thuẫn, để giới thiệu một loạt túi xách mới vào tháng 11 năm ngoái. Thương hiệu xa xỉ của Ý này đã chấm dứt hợp đồng với Ngô Diệc Phàm vào tháng 7 năm ngoái, sau khi ca sĩ nhạc pop người Canada gốc Hoa này bị cáo buộc tấn công tình dục.

Giới chức địa phương ở Trung Quốc cũng đang hy vọng sẽ tận dụng được ngành công nghiệp non trẻ này. Vào tháng 8, Bắc Kinh trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc đưa ra kế hoạch phát triển dành riêng cho “ngành công nghiệp con người kỹ thuật số”, với mục tiêu xây dựng ngành này trở thành một ngành trị giá 50 tỷ NDT và phát triển 10 công ty có doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ NDT vào năm 2025 .

Tom Nunlist, nhà phân tích cấp cao tại công ty tư vấn Trivium China, cho biết: “Các thần tượng ảo này không già đi, tồn tại mãi mãi, họ không bị ốm hay mệt mỏi. Khả năng kiểm soát các thần tượng này cũng dễ hơn rất nhiều.”

Sạch scandal lại đông fan hâm mộ, những idol ảo kiếm về hàng tỷ USD - 2

Tuy nhiên, không phải cứ ảo là không có tai tiếng. Vào tháng 5, nhóm nhạc kỹ thuật số A-Soul đã thông báo sa thải một thành viên ảo tên Carol với "lý do sức khỏe và giáo dục". Tuy nhiên những người hâm mộ của nhóm lại phát hiện nữ diễn viên đứng sau nhân vật này thường đăng tải các bài cho thấy bị trả lương thấp và bắt nạt tại nơi làm việc. Mặc dù các cáo buộc đã được phủ nhận nhưng vẫn để lại nhiều dấu hỏi đối với ngành công nghiệp này nhất là khi chính phủ Trung Quốc đang chấn chỉnh lại văn hóa người nổi tiếng và vòng fan (fandom) thái quá. Theo đó, các vấn đề nảy sinh có thể làm mờ ranh giới giữa thế giới ảo và thực tế, lặp lại những quan ngại đối với văn hóa hâm hộ idol thực hiện nay, vốn được mô tả là “hỗn loạn”.

Một nhóm các chuyên gia của tờ Nhật báo nhân dân Trung Quốc cho rằng “So với các biểu tượng thực truyền thống, thần tượng ảo có những ưu điểm như tính cách ổn định và dễ kiểm soát hơn, nhưng xét cho cùng, họ là những nhân vật nghệ thuật do con người tạo ra và vẫn có nguy cơ sa đọa”.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãnh đạo doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị khởi tố: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ra sao?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) đang rung lắc, nguy cơ cao giống như DN kêu gọi đầu tư condotel (căn hộ khách sạn) cách đây 2 năm. Vẫn với cách thức huy động vốn lãi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh (Theo Financial Times) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN