Rủi ro lạm phát tăng cao, nhà đầu tư nên “cất tiền” ở đâu?

Trong bối cảnh thị trường liên tiếp đón nhận các thông tin về lạm phát, nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn cho mình nền tảng kiến thức lẫn kế hoạch phòng bị để đối mặt với rủi ro có thể đến.

Rủi ro lạm phát đang trở lại tại nhiều nước trên thế giới. Bộ Lao động Mỹ hôm 10/11 cho biết chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 của nước này tăng 6,2% so với cùng kỳ 2020. Đây là tháng thứ năm liên tiếp lạm phát trên 5%, khi giá cả tăng vọt với các mặt hàng từ ôtô, xăng dầu đến tạp hóa, đồ nội thất.

Tại Việt Nam, lãnh đạo các cơ quan ban ngành đều cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong cuối năm có thể còn "trong tầm kiểm soát" nhưng áp lực lạm phát năm sau là rất lớn.

Theo giới phân tích, tại Việt Nam, nguyên nhân “châm ngòi” cho rủi ro lạm phát hiện tại được cho là do một số mặt hàng thiết yếu có biến động tăng giá, ảnh hưởng từ chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển logistics tăng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật liệu xây dựng.

Việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ lạm phát

Việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ lạm phát

Là một nhà đầu tư lão làng, khi chứng kiến tình hình lạm phát tại Mỹ tăng từ đầu tháng 7, chị Vân An (38 tuổi, quận 2) đã nhanh chóng chuyển đổi 2 tỷ tiền tiết kiệm của mình thành hai mảnh đất ở Bình Dương và 300 triệu đồng trong tài khoản chứng khoán. Đến nay, danh mục này theo ước tính của chị An đã có lợi nhuận 23%.

Anh Tuấn Minh (43 tuổi, quận 2) vừa bán được một căn hộ ở Thảo Điền thu về 4,5 tỷ đồng. Thay vì để tiền vào tài khoản tiết kiệm rồi hưởng lợi chục triệu mỗi tháng, anh lập tức tìm “bến đỗ” mới vì lo sợ lạm phát. Anh dự định sẽ tiếp tục đầu tư vào một căn hộ ở vị trí trung tâm thành phố bởi sản phẩm này có tính thanh khoản tốt, lợi nhuận vượt trội so với kênh ngân hàng.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh lạm phát, nhà đầu tư nên cần cân đối và đặt lại mục tiêu cho danh mục đầu tư của mình. Rủi ro lạm phát dễ khiến tài sản “bốc hơi” nếu kênh đầu tư không may mất giá. Yếu tố lợi nhuận cần đặt lùi về sau, và hướng đến việc bảo vệ tài sản trước tiên.

Có thể thấy, kể từ đầu tháng 11 đến nay, sự gia tăng liên tục của ba kênh đầu tư này đã phản ánh phần nào sức nóng của rủi ro lạm phát tại thị trường Việt Nam.

Một là vàng. Tại Việt Nam, giá vàng cũng tăng liên tục trong tuần qua. Giá vàng miếng SJC niêm yết tại các tiệm vàng đang dao động quanh mức 61 triệu đến 61,5 triệu đồng/lượng (bán ra) và 59,5 triệu đến 60,2 triệu đồng/lượng (mua vào).

Vàng là ưu tiên hàng đầu của các nhà kinh tế và nhà đầu tư trong các giai đoạn lạm phát, bởi loại tài sản này có độ an toàn cao, đồng thời được cho là công cụ chống lạm phát hiệu quả. Nguyên nhân bởi đây là kim loại quý, có giá trị sử dụng và cũng là phương pháp thanh toán từ rất lâu.

Hai là chứng khoán. Từ đầu tháng 11, chứng khoán đã có hai đợt lập đỉnh lịch sử. Gần nhất là hôm 11/11, thanh khoản sàn TP HCM lên 38.130 tỷ đồng, cao thứ ba trong lịch sử. Đây là phiên có giá trị giao dịch cao thứ ba trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, sau phiên hơn 43.200 tỷ đồng vào ngày 3/11 và 38.350 tỷ đồng vào ngày 20/8.

Chứng khoán là cách gia tăng lợi nhuận tốt, đặc biệt là đầu tư vào các công ty lớn. Cổ phiếu cũng giúp các nhà đầu tư thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn hơn so với vàng, và cũng là một cách rất tốt để doanh nghiệp có thêm động lực để mở rộng sản xuất, duy trì hoạt động trong thời điểm lạm phát. Tuy vậy, rủi ro của cổ phiếu là cao hơn vàng, và cũng biến động hơn so với loại tài sản này.

Cuối cùng là bất động sản. Từ tháng 10 đến nay, lượng giao dịch tại thị trường thứ cấp tăng mạnh. Nếu trong tháng 8 và 9 thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản chỉ ở mức 640 tỷ đồng và 685 tỷ đồng thì sang tháng 10 con số đã tăng hơn gấp đôi, đạt khoảng 1.400 tỷ đồng.

Các buổi công bố sản phẩm bất động sản được nhiều nhà đầu tư và khách hàng quan tâm

Các buổi công bố sản phẩm bất động sản được nhiều nhà đầu tư và khách hàng quan tâm

Song song đó, thị trường sơ cấp cũng sôi động không kém. Các buổi công bố sản phẩm từ đầu tháng 11 đến nay đều chứng kiến lượng người quan tâm và tham dự lớn. Điển hình tại Novaland Gallery lượng khách hàng đến tham quan và tìm hiểu dự án luôn tấp nập.

Hay gần nhất, dự án The Peak Garden tại quận 7, TP HCM ghi nhận số lượng người tham gia lớn tại cả ba không gian giới thiệu sản phẩm. Vị trí ngay trung tâm quận 7, mặt tiền đại lộ Nguyễn Lương Bằng được xem là bảo chứng cho tính thanh khoản và duy trì giá của căn hộ này.

Lý giải cho sức hút của bất động sản trong thời kỳ rủi ro lạm phát, chuyên gia cho rằng, bất động sản cũng là một loại hàng hóa. Do đó trong thời điểm lạm phát, giá trị của tài sản này vẫn có khả năng bảo toàn giá trị, thậm chí tăng giá. Bởi lẽ, sự tác động gián tiếp đến các yếu tố như giá vật liệu, giá cả hàng hóa, giá thuê nhà… khiến giá nhà có xu hướng đi lên trong các đợt lạm phát.

Trong thời điểm lạm phát, bất động sản vẫn có khả năng bảo toàn giá trị và tăng giá

Trong thời điểm lạm phát, bất động sản vẫn có khả năng bảo toàn giá trị và tăng giá

“Lịch sử từng ghi nhận kịch bản tương đồng vào năm 2008. Khi Việt Nam tham gia WTO, nguồn vốn FDI bơm vọt tặng khiến lạm phát chạm mốc 20%, có thời điểm đến 30%. Để hạ nhiệt, nhà nước đã nhanh chóng siết tín dụng, khiến giá cả nhiều hàng hóa trở lại quỹ đạo bình thường. Nhưng chỉ sau đó một năm, khi các chính sách tiền tệ được nới lỏng, lạm phát được kiềm hãm thì giá nhà đất và căn hộ bật tăng trở lại. Điển hình là dự án căn hộ sát cầu Thủ Thiêm khi đó đã tăng giá 100-150% so với trước đó một năm, từ 1.600 USD/m2 lên 4.000 USD/m2”, chuyên gia này nói.  

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN