Quy định mới về bán bảo hiểm nhân thọ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 67 hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm với nhiều nội dung mới. Thông tư cũng cấm tổ chức tín dụng tư vấn, giới thiệu, chào bán bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước 60 ngày và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.

Trong Thông tư 67, Bộ Tài chính bổ sung loạt quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng của hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm phải giám sát và kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giới thiệu, tư vấn sản phẩm bảo hiểm của các nhân viên tổ chức hoạt động đại lý.

Doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời phối hợp với tổ chức hoạt động đại lý để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc tư vấn của nhân viên tổ chức hoạt động đại lý và xử lý vi phạm (nếu có).

Tại mỗi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập quầy giao dịch riêng (hoặc bàn giao dịch riêng) để tư vấn, bán bảo hiểm. Khu vực này phải tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư 67 cũng yêu cầu, ngân hàng không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp ký hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.

Việc cấm này áp dụng với loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.

Bộ Tài chính bổ sung loạt quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng của hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. (Ảnh minh họa).

Bộ Tài chính bổ sung loạt quy định tăng cường hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giám sát và kiểm soát chất lượng của hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng. (Ảnh minh họa).

Với các tài liệu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dài hạn và có giá trị hoàn lại, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp bản giấy tóm tắt cho bên mua bảo hiểm và phải có xác nhận của người mua. Quy định này nhằm giúp người mua bảo hiểm dễ dàng tiếp cận hơn với các thông tin, hiểu rõ hơn về sản phẩm, quyền và nghĩa vụ trước khi ký vào hợp đồng.

Trước đó, kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng bộc lộ hàng loạt bất cập như ngân hàng "ép" người vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân; nhân viên ngân hàng "hô biến" tiền gửi tiết kiệm của khách hàng thành mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Bộ Tài chính sau khi thanh tra 4 doanh nghiệp có hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm và yêu cầu chấn chỉnh.

Người lao động khốn đốn vì bị nợ lương, bảo hiểm

Bị các chủ doanh nghiệp nợ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền lên đến cả trăm tỷ đồng, hàng nghìn người lao động ở Quảng Ngãi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN