Quốc gia nhiều dầu mỏ hàng đầu thế giới nhưng vẫn phải đốt củi vì lí do này
Chính phủ nước này cung cấp các dự án khí đốt cho các công ty nước ngoài nhưng phải đối mặt với các khoản nợ chưa trả và lệnh trừng phạt
Griselda Ascanio luôn chuẩn bị sẵn một chiếc bếp củi trong sân sau nhà ở Maracay, cách thủ đô Venezuela 120 km, để đối phó với tình trạng gián đoạn cung cấp khí đốt thường xuyên xảy ra khiến việc nấu ăn trở nên khó khăn.
"Chúng tôi không thể chỉ khóc lóc trước vấn đề đó", người quản lý 44 tuổi đang nhặt cành cây khô dưới đất, cho biết. "Vì vậy, chúng tôi đã học cách tự giải quyết vấn đề".
Mặc dù đứng đầu về trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tám thế giới và lớn nhất ở Mỹ Latinh, Venezuela chỉ được xếp hạng là nhà sản xuất thứ 25 toàn cầu vào năm ngoái, theo Đánh giá thống kê năng lượng thế giới của Viện năng lượng.
Việc khôi phục sản xuất là cấp thiết không chỉ vì nó sẽ đảm bảo nguồn cung trong nước đáng tin cậy hơn mà còn có thể làm giảm tình trạng thiếu hụt đang nổi lên ở các nước láng giềng, trong khi mang lại cho Venezuela nguồn thu ngoại tệ mạnh rất cần thiết.
Ngoài ra, vấn đề khí đốt là một vấn đề quan trọng khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần vào ngày 28/7. Bất kỳ ai chiến thắng đều phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là đảm bảo đầu tư vào ngành công nghiệp khí đốt của thành viên OPEC này.
Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đã nỗ lực lớn trong việc cung cấp các dự án khí đốt cho các công ty nước ngoài kể từ năm ngoái. Song, gánh nặng nợ dài hạn với nhiều doanh nghiệp, các lệnh trừng phạt của Mỹ và chưa có đủ khoản đầu tư cần thiết đã khiến tiến độ triển khai bị chậm trễ.
Hiện tại, đảng đối lập, do Edmundo Gonzalez đại diện, đã đề xuất mở rộng triệt để vai trò của khu vực tư nhân và tái cơ cấu khoản nợ công 150 tỷ USD - điều mà các nhà phân tích cho là phải mất nhiều năm.
Những khó khăn của Venezuela đã cản trở việc phát triển các dự án, dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiên liệu cần thiết cho việc nấu ăn, sản xuất điện và cung cấp cho các xí nghiệp và nhà máy hoá dầu.
Các nước láng giềng từ Colombia đến Brazil và nhiều quốc gia châu Âu đều kỳ vọng Venezuela có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất khí đốt để giải quyết tình trạng khan hiếm. Những quốc gia này đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden dỡ bỏ lệnh trừng phạt với các dự án khí đốt, theo các giám đốc điều hành doanh nghiệp và quan chức chính phủ.
Khoảng 5,7 nghìn tỷ m3 khí đốt của Venezuela hầu như chưa được khai thác. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khí đốt tự nhiên của Venezuela thấp hơn so với tiềm năng thực sự của nước này, do hoạt động đầu tư kém, thiếu cơ sở hạ tầng và không có khả năng phát triển dự án.
Khoảng 80% sản lượng khí đốt của Venezuela có liên quan đến sản xuất dầu thô. Theo EIA, trong năm năm qua, lượng khí đốt chưa qua xử lý được đốt vào khí quyển trong quá trình sản xuất dầu đã vượt quá khối lượng bán ra cho mục đích thương mại, biến quốc gia này trở thành một trong những nước đốt khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.
Các dự án khai thác và sản xuất khí đốt lớn ở ngoài khơi hầu hết vẫn bị đình trệ, đặc biệt là dự án Mariscal Sucre với công suất 340 tỷ m3. Chỉ 1 trong 4 khu vực của dự án này đang trong quá trình đàm phán tích cực giữa chính phủ Venezuela và Shell, Trinidad và NGC để cùng phát triển, có thể cho ra sản lượng vào cuối năm tới.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất khí đốt ở Venezuela không còn đủ tiềm lực để tăng cường sản xuất, trừ khi PDVSA thanh toán xong các khoản nợ, giám đốc điều hành các doanh nghiệp cho biết. Hiện tại, đảng đối lập đang tranh cử cho biết họ muốn mở cửa ngành năng lượng cho đầu tư nước ngoài, thông qua tư nhân hoá và giảm bớt vai trò của PDVSA, cùng với đó là tái cơ cấu các khoản nợ.
Trước đó trong năm 2023, nước ta đã nhập khẩu từ quốc gia này hơn 9 triệu tấn dầu thô, trị giá hơn 5,58 tỷ USD.
Nguồn: [Link nguồn]