Quốc gia nghèo đổi đời nhờ “mỏ vàng” lớn chưa từng có

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nước này cam kết sẽ tạo ra một trạng thái bền vững về môi trường, tức sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng tái tạo.

800.000 người dân Guyana có thể yêu cầu chính phủ cấp đất xây nhà trong đất liền để có được cuộc sống an toàn khi thiên tai bất chợt xảy đến. Tuy nhiên, đến 90% dân số lại chấp nhận sống trong khu vực ngập lụt quanh vùng biển Caribe. Một nửa trong số họ sống ở Georgetown, nơi được mệnh danh là thủ đô ngập lụt và phụ thuộc phần lớn vào mạng lưới kênh thoát nước.

Quốc gia nghèo đổi đời nhờ “mỏ vàng” lớn chưa từng có - 1

Động lực duy nhất để sống ở nơi này đến từ việc biển cho người dân Guyana cơ hội kinh tế. Đây từng là một trong những quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu khi từ năm 2000 đến năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội của cả nước nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các thành phố trung bình của Mỹ.

Vào năm 2015, các đội thăm dò của Exxon Mobil đã phát hiện ra rằng Guyana sở hữu một “vựa dầu” khoảng 11 tỷ thùng cách bờ biển 120 dặm. Chúng có thể chiếm khoảng 1/3 lượng dầu được phát hiện trên toàn thế giới, thậm chí ngang bằng Trung Quốc.

“Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là quá điên rồ”, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres lên tiếng cảnh báo.

Tuy nhiên, có lẽ việc Guyana từ chối cơ hội phát triển kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD này còn ‘điên rồ’ hơn nhiều. Nước này cam kết sẽ tạo ra một trạng thái bền vững về môi trường, tức sử dụng doanh thu từ dầu mỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng tái tạo.

Guyana hiện đang sản xuất khoảng 360.000 thùng dầu/ngày. Con số dự kiến ​​đạt 580.000 vào năm 2023 và có khả năng lên tới 1 triệu thùng/ngày vào năm 2027. GDP Guyana được dự đoán sẽ tăng 58,7% trong năm nay, trong đó dầu mỏ chiếm hơn 60% sản lượng xuất khẩu, thay thế đường và gạo. Tất cả được kỳ vọng sẽ giúp kinh tế Guyana phát triển gấp năm lần trong vòng 10 năm nữa.

Tổng thống Irfaan Ali, trong bài phát biểu tại Anna Regina, đã mô tả sự phát triển gần đây của đất nước như một bước nhảy vọt hướng tới nền độc lập thực sự, 56 năm sau khi Guyana tuyên bố thoát khỏi sự cai trị của Anh.

Vào năm 2016, sau khi phát hiện được công bố, Exxon và Guyana đã sửa đổi thỏa thuận thăm dò ban đầu mà họ đã ký vào năm 1999. Hợp đồng mới chia doanh thu từ dầu theo tỷ lệ 50-50, với 2% tiền lợi nhuận được trả cho chính phủ. Điều này đã gây tranh cãi với các nhà phân tích trong ngành vì quyết định này như một thỏa thuận ngọt ngào bất thường dành cho Exxon.

Tom Mitro, thành viên cấp cao tại Trung tâm Đầu tư Bền vững của Đại học Columbia cho biết: “Đó là thoả thuận lợi nhất mà tôi từng thấy trong ngành, dù là ở bất kỳ đâu.” Là một nhân viên tài chính tại Chevron trong ba thập kỷ, Mitro đã tạo ra các thỏa thuận với chính phủ ở một số quốc gia đang phát triển. Sau đó, anh ấy thay đổi vị trí, tư vấn thay mặt cho các nước đang phát triển, bao gồm cả Ăng-gô-la, trong các giao dịch của họ với các công ty nhiên liệu hóa thạch.

Exxon bảo vệ hợp đồng, nói rằng họ đã chấp nhận rủi ro đáng kể khi đánh cược vào một quốc gia không có lịch sử sản xuất dầu và rất ít cơ sở hạ tầng năng lượng. Người phát ngôn của Exxon cho biết: “Các điều khoản trong thỏa thuận dầu khí của chúng tôi với chính phủ Guyana là phổ biến trong ngành và cạnh tranh với các quốc gia khác ở giai đoạn khám phá tài nguyên tương tự”.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng Guyana có thể sẽ phải đối mặt với “Lời nguyền dầu mỏ” - thuật ngữ được các nhà kinh tế sử dụng để chỉ tình trạng một số quốc gia phát triển chậm lại và gia tăng bất bình đẳng khi phát hiện thêm tài nguyên dầu mỏ do quản lý ngân sách yếu kém.

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trấn cao nhất thế giới nằm giữa núi rác, hàng nghìn người vẫn bám trụ chờ đổi đời

Đường đến thị trấn cao nhất trên trái đất sẽ đưa bạn qua một bãi rác. Rác thải chất thành đống hai bên đường, xe buýt phải chạy với tốc độ đi bộ. Con đường đầy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN