Quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” nhưng không hề có đường sắt, sân bay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thú vị hơn cả, quốc gia này suýt bị đem bán.

Ở châu  Âu có 5 quốc gia nhỏ, lần lượt là Vatican, San Marino, Monaco, Liechtenstein và Andorra. Nhưng đừng vội nhìn vào diện tích mà đánh giá thấp 5 quốc gia này. Đây đều là những nước phát triển và giàu có. Đơn cử như Liechtenstein có thu nhập bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới.

Trên thực tế, Liechtenstein không phải là vùng đất được thiên nhiên ưu ái. Đất nước này chỉ có diện tích 160km2, ít khoáng sản, ít tài nguyên và nhân lực. Liechtenstein còn bị “kẹp” giữa 2 nước là Thụy Sĩ và Áo. Do đó, điều này vô hình trung đã kìm kẹp phần nào sự phát triển của Liechtenstein.

Quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” nhưng không hề có đường sắt, sân bay - 1

Trong lịch sử cận đại, Liechtenstein thậm chí còn “thảm” hơn khi từng là mục tiêu bị cướp bóc của các nước lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Liechtenstein gặp rất nhiều khó khăn và được mệnh danh là “khu ổ chuột” của châu Âu. Thời điểm ấy, quốc gia này chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó đã thay đổi nhờ hàng loạt chính sách miễn thuế, áp thuế thấp mà chính phủ Liechtenstein thực hiện kể từ những năm 1970. Chính sách này đã thu hút rất nhiều tài sản và biến Liechtenstein trở thành thiên đường thuế. Số lượng công ty đăng ký tại Liechtenstein gấp đôi dân số nước này. Tính trung bình, 1 người Liechtenstein sẽ sở hữu 2 công ty.

Quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” nhưng không hề có đường sắt, sân bay - 2

Liechtenstein đã dựa vào hoạt động kinh doanh tài chính của mình để chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa tài chính với tốc độ cực cao. Nhờ vậy, quốc gia này nhanh chóng trở nên giàu có, sở hữu hơn 40 tỷ franc Thụy Sĩ trong ngân hàng. Tuy nhiên, có 1 điều hài hước là dù giàu có đến vậy, Liechtenstein lại không hề có hệ thống đường sắt hay sân bay. Thay vào đó, người dân Liechtenstein thường tới sân bay ở Thụy Sĩ để di chuyển.

Quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” nhưng không hề có đường sắt, sân bay - 3

Những năm gần đây, để giảm thiểu rủi ro tài chính, các ngành dịch vụ khác ở Liechtenstein cũng bắt đầu phát triển, chẳng hạn như ngành du lịch. Khung cảnh thiên nhiên Bắc Âu tuyệt đẹp cùng không gian nhỏ nên thơ đã đưa cái tên Liechtenstein trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.

Quốc gia giàu “nứt đố đổ vách” nhưng không hề có đường sắt, sân bay - 4

Ở thời điểm hiện tại, Liechtenstein được không ít quốc gia khác ngưỡng mộ nhờ tài lực “khủng”. Nhưng ít ai biết rằng, đất nước này từng suýt bị… đem bán. Liechtenstein là 1 quốc gia quân chủ lập hiến, nhưng người lãnh đạo đất nước lại là quốc vương nước này. Năm 2001, hoàng tử Liechtenstein định phê chuẩn 1 loạt chính sách cải cách nhưng vấp phải sự phản đối của chính phủ. Sau 1 thời gian tranh cãi, hoàng tử trong cơn nóng giận tức thời đã “đe dọa” chính phủ, tuyên bố nếu không chấp nhận chính sách cải cách thì hoàng tử sẽ đưa hoàng gia và toàn bộ tài sản đất nước sang Áo, sau đó bán cho những người giàu có. Tất nhiên, hoàng tử nói là 1 chuyện, còn làm được hay không thì hiện tại chúng ta đều đã rõ. 

Hiện tại, ngoài hoàng gia thì thu nhập của người dân Liechtenstein cũng rất lý tưởng. Thu nhập bình quân của người dân nơi đây là từ 160.000 USD/năm trở lên. 

Đất nước sở hữu nhiều “vàng đen” nhất thế giới bất ngờ tuyên bố… hết tiền

Chính phủ Kuwait đã gần như cạn kiệt tài sản thanh khoản, không thể bù đắp thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baidu) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN