Quốc gia hàng đầu châu Á đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo trầm trọng nhất trong nhiều năm

Sự kiện: Kinh tế thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thiếu hụt nguồn cung gạo đang là vấn đề nghiêm trọng tại Nhật Bản khi nhu cầu từ du khách quốc tế và thiên tai gia tăng, đồng thời các chính sách hạn chế nhập khẩu gạo của nước này cũng góp phần đẩy giá gạo lên cao.

Nhật Bản đang phải đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo

Nhật Bản đang trải qua tình trạng thiếu hụt gạo nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ. Nguyên nhân chính là do thời tiết xấu và số lượng du khách tăng đột biến. Nhu cầu gạo tại các siêu thị tăng cao khiến nguồn cung cạn kiệt, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) được công bố gần đây. Việc người dân tích trữ gạo để chuẩn bị cho mùa bão và khả năng xảy ra động đất lớn cũng góp phần vào tình trạng thiếu hụt này.

Ngoài ra, nhiều siêu thị vào tháng 8 đã không còn gạo trắng và buộc phải giới hạn mỗi khách hàng chỉ được mua một túi. Điều này khiến giá gạo tăng lên 16.133 yen (khoảng 112.67 USD) mỗi 60kg, tăng 5% so với đầu năm.

Theo đài NHK, sự gia tăng mạnh mẽ của lượng du khách quốc tế là một trong những yếu tố khiến nhu cầu gạo tăng cao, đặc biệt là với các món ăn như sushi và onigiri. Nhật Bản đã đón kỷ lục 17,8 triệu khách du lịch trong nửa đầu năm 2024, vượt qua mức trước đại dịch. Chỉ riêng trong tháng 7, đã có 3,3 triệu khách đến Nhật, cao nhất từ trước đến nay.

Dù lượng gạo tiêu thụ bởi du khách đã tăng gấp đôi so với năm trước, từ 19.000 tấn lên 51.000 tấn, con số này vẫn nhỏ so với mức tiêu thụ trong nước là hơn 7 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, sức ép từ ngành du lịch đối với nguồn cung gạo đã làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt.

Tình trạng thiếu gạo đang trở nên trầm trọng tại Nhật Bản

Tình trạng thiếu gạo đang trở nên trầm trọng tại Nhật Bản

Hạn chế nhập khẩu gạo khiến tình trạng thiếu hụt trầm trọng thêm

Việc sản xuất gạo ở Nhật Bản đã giảm dần trong những năm qua do tình trạng lão hóa của người nông dân và số lượng người trẻ tham gia vào ngành này ngày càng ít. Ngoài ra, các đợt nắng nóng và hạn hán trong nửa cuối năm 2023 đã ảnh hưởng tiêu cực đến mùa màng. Sản lượng gạo giảm kéo theo tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng hơn.

Theo nhà phân tích Oscar Tjakra từ Rabobank, chính sách nông nghiệp của Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Các biện pháp bảo hộ gạo của Nhật đã làm cho thị trường gạo trong nước gần như bị tách biệt khỏi thị trường thế giới.

Nhật Bản áp dụng mức thuế nhập khẩu lên tới 778% đối với gạo nhằm bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Mặc dù Nhật Bản cam kết nhập khẩu khoảng 682.000 tấn gạo mỗi năm theo nghĩa vụ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), lượng gạo này chủ yếu được sử dụng cho sản xuất và chăn nuôi, thay vì tiêu dùng trực tiếp.

Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo của Nhật Bản đã tăng sáu lần từ năm 2014 đến 2022, đạt gần 30.000 tấn. Điều này cho thấy sự bất cân đối giữa xuất khẩu và nhu cầu trong nước, khiến tình trạng thiếu hụt gạo trở nên trầm trọng hơn.

Giá gạo tăng cao đã đẩy chỉ số lạm phát tại Nhật Bản tăng 2,8% vào tháng 8 năm 2024, do chi phí năng lượng và thực phẩm cùng tăng. Ngoài gạo, giá sô-cô-la cũng là một trong những mặt hàng thực phẩm góp phần lớn vào lạm phát. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân và làm tăng chi phí sinh hoạt tại quốc gia này.

Loại quả này uốn cong như những con rắn, giòn ngọt và tốt cho sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Nhi (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh tế thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN