Quên Qatar đi, đây mới là nước “đại gia”, thầu cả World Cup và Thế vận hội Olympic

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh đang được đồn đoán sẽ “vung tiền” để đăng cai cả World Cup và Thế vận hội trong tương lai.

Khi Qatar chuẩn bị nâng cốc chúc mừng thành công lần đầu tiên đăng cai tổ chức Giải bóng đá vô địch thế giới, một loạt các sự kiện thể thao lớn khác dường như đã sẵn sàng đến với các nhà xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cực kỳ giàu có và đầy tham vọng chính trị của vùng Vịnh.

Ả Rập Xê Út đã thúc đẩy đầu tư trong những tháng gần đây, với việc các bộ trưởng trong chính phủ nói về khả năng đấu thầu không chỉ World Cup mà còn cả Thế vận hội Olympic, khi nước này nối gót Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Qatar trong việc bơm tiền vào việc tổ chức các giải đấu uy tín và chộp lấy những tên tuổi đã thành danh từ thế giới bóng đá châu Âu.

Quên Qatar đi, đây mới là nước “đại gia”, thầu cả World Cup và Thế vận hội Olympic - 1

Mặc dù danh tiếng và quyền lực mềm chắc chắn là một phần hấp dẫn của việc tổ chức các sự kiện như vậy, tuy nhiên các động lực khác bao gồm đa dạng hóa nền kinh tế của họ khỏi sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu năng lượng và cung cấp cho công dân của họ cơ hội việc làm và giải trí, cũng như khuyến khích họ tham gia thể thao.

Và các khoản đầu tư cũng nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ ngoại giao với phương Tây khi các quốc gia vùng Vịnh đang chuẩn bị cho thế giới hậu dầu mỏ.

Sống trong giấc mơ Olympic?

Ả Rập Xê Út đã sẵn sàng đăng cai Đại hội Thể thao châu Á 2034 khi được Hội đồng Olympic châu Á chọn làm quốc gia đăng cai Thế vận hội Mùa đông châu Á 2029, mà nước này dự định sẽ tổ chức tại một siêu đô thị sa mạc tương lai trị giá 500 tỷ USD.

Nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới cũng được tiết lộ là nước chủ nhà có khả năng đăng cai Asian Cup 2027 sau khi Ấn Độ rút lại quyền đăng cai giải bóng đá hàng đầu châu Á.

Từ lâu quốc gia này đã thể hiện tham vọng đầu tư vào các giải thể thao quốc tế. Bộ trưởng thể thao Abdulaziz bin Turki Al Faisal al-Saud từng đề cập rằng Thế vận hội Olympic sẽ là mục tiêu xa mà họ muốn đạt được, sớm nhất là vào năm 2036. Quốc gia này khẳng định mình có tiềm lực để tổ chức những sự kiện như vậy.

Tuy nhiên, tổ chức các sự kiện thể thao lớn tại các nước Trung Đông không hề rẻ. Qatar đã chi khoảng 6,5 tỷ USD để xây dựng 7 sân vận động World Cup. Số tiền cuối cùng lên tới 200 tỷ USD, bao gồm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác của đất nước này. Để so sánh, Brazil và Nga chỉ chi khoảng 15 tỷ USD mỗi bên cho cơ sở hạ tầng cho hai kỳ World Cup gần đây.

Đầu tư bóng đá sinh lợi

Mục tiêu trọng tâm mới của vùng Vịnh vào bóng đá có thể bắt nguồn từ hoàng gia của khu vực, những người đã giành được cổ phần trong rất nhiều câu lạc bộ bóng đá châu Âu trong nhiều năm. Phó Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Sheikh Mansour bin Zayed al-Nahyan đã tạo ra xu hướng bằng cách mua lại quyền kiểm soát đa số đối với Manchester City vào năm 2008 với số tiền được báo cáo là 210 triệu bảng Anh.

Theo sau là hoàng tử Ả Rập Xê-Út Abdullah bin Musaid al-Saud. Ông đã mua 50% cổ phần của câu lạc bộ Sheffield United vào năm 2013. Sau đó mua lại 100% vào năm 2019. Thậm chí hoàng tử còn mua lại câu lạc bộ Newcastle United với giá 300 triệu bảng Anh.

Hầu bao rủng rỉnh của các quốc gia vùng Vịnh cũng giúp họ thuê được các huyền thoại bóng đá như cựu đội trưởng đội tuyển Anh David Beckham với tư cách là đại sứ thương hiệu cho World Cup của Qatar và Lionel Messi của Argentina, người được bổ nhiệm làm đại sứ du lịch của Ả Rập Saudi vào tháng 5.

Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là Ả Rập Xê Út. Hiện tại, quốc gia này đã sẵn sàng để gia nhập đường đua.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia vừa tạo ”địa chấn” ở World Cup có kinh tế ra sao?

Quốc gia này dù thu nhập bình quân đầu người không cao hơn Việt Nam nhưng kinh tế lại dẫn đầu châu Phi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN