Qatar không kiếm lãi một xu từ World Cup?
Công tác tổ chức các sự kiện lớn trên toàn cầu rất tốn kém và lợi ích không phải lúc nào cũng dễ dàng định lượng được.
World Cup là sự kiện thể thao lớn nhất toàn cầu. Hơn năm tỷ người dự kiến sẽ theo dõi để xem các trận đấu thể thao ngoạn mục ở Qatar, với hơn một triệu người đến xem trực tiếp các trận đấu. Từ việc bán vé và hàng hóa đến tài trợ của công ty, tiền thưởng và du lịch, có rất nhiều tiền xoay quanh một sự kiện như thế này.
Nhưng, đối với một nước chủ nhà, nó có xứng đáng về mặt tài chính không? Câu trả lời ngắn gọn là không.
Hầu hết các quốc gia tổ chức World Cup đều chi hàng chục tỷ USD cho việc chuẩn bị, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng khách sạn,... Phần lớn trong số đó thường không được thu hồi, ít nhất là không bằng tiền mặt.
World Cup chắc chắn là một cỗ máy in tiền thứ thiệt. Bản quyền truyền hình của World Cup 2018 tại Nga đã được bán cho các đài truyền hình trên khắp thế giới với giá 4,6 tỷ USD. Nhưng số tiền đó được giữ bởi FIFA, cơ quan quản lý bóng đá thế giới.
Doanh thu bán vé cũng vậy, thuộc sở hữu của một công ty con do FIFA sở hữu 100%. Quyền tiếp thị, mang lại hơn 1 tỷ USD trong chu kỳ 2018, cũng được FIFA giữ.
Tuy nhiên, cơ quan này sẽ chi trả các chi phí chính để tổ chức giải đấu – họ sẽ trả cho Qatar 1,7 tỷ USD, bao gồm giải thưởng 440 triệu USD cho các đội. Nhưng Qatar được cho là đã chi hơn 200 tỷ USD cho World Cup này gồm cơ sở hạ tầng khách sạn và cơ sở giải trí, đại tu toàn bộ mạng lưới đường bộ và xây dựng hệ thống đường sắt.
Với hơn một triệu du khách nước ngoài dự kiến tham gia giải đấu kéo dài một tháng, nước chủ nhà sẽ chứng kiến lượng khách du lịch tăng đột biến, tăng doanh thu cho các chủ khách sạn, nhà hàng và những nơi tương tự. Nhưng sự gia tăng đột biến như vậy đòi hỏi phải xây dựng thêm rất nhiều cơ sở hạ tầng, và chi phí cho việc này thường lớn hơn nhiều so với doanh thu tạo ra trong ngắn hạn.
Và ai được lợi trong ngắn hạn?
Diễn đàn Kinh tế Thế giới báo cáo: “Giá khách sạn tăng trong thời gian cháy vé, nhưng tiền lương của những người làm dịch vụ không tăng tương xứng”. Những người vốn đã giàu có thì lại càng thêm giàu có, còn những người đang thiếu thốn thì vẫn không được thêm chút lợi ích nào.
Hơn nữa, khách du lịch World Cup mua hàng hóa, đồ uống hoặc bất kỳ thứ gì khác từ các thương hiệu đối tác của FIFA không đóng góp vào nguồn thu thuế của nước chủ nhà vì các khoản giảm thuế khổng lồ cho FIFA và các thương hiệu tài trợ của họ được yêu cầu trong quy trình đấu thầu World Cup. Chủ nhà Đức từng phải mời chào 272 triệu USD giảm thuế như một nỗ lực đăng cai World Cup 2006.
Về ngắn hạn, việc tổ chức một kỳ World Cup không có ý nghĩa về mặt tài chính nhưng mang lại một số thứ lớn hơn tiền. Đăng cai World Cup là một cách thể hiện quyền lực mềm. Nó mang đến cho thế giới một cửa sổ vào đất nước đó, cho thấy cơ sở hạ tầng mới làm cho họ trở thành một nơi tốt để đầu tư hoặc kinh doanh.
Và trong dài hạn, số tiền chi cho việc tổ chức nếu được quản lý đúng cách sẽ xây dựng khả năng mở rộng nền kinh tế của quốc gia đó. Những con đường mới và các dự án giao thông sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong nhiều năm sau khi tiếng còi mãn cuộc của World Cup vang lên.
Đối với một nước chủ nhà, World Cup là niềm tự hào, danh dự và sự công khai, hơn là kiếm tiền.
Qatar được cho là đã chi hơn 229 tỷ USD cho dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử World Cup. Quốc gia vùng Vịnh đã tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động nhập cư chủ yếu...
Nguồn: [Link nguồn]