"Ông trùm" xây dựng Việt bất ngờ sa sút mạnh

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam trong Quý 2 không mấy khả quan.

Trong 3 tháng kinh doanh Quý 2/2019, "ông trùm" ngành xây dựng Việt Nam Coteccons (CTD) đạt doanh thu thuần 5.788 tỷ đồng, suy giảm 30% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng bán ở mức cao, lợi nhuận gộp của công ty thu về chỉ còn 184 tỷ đồng, giảm 67% so với quý 2/2018.

Sau khi trừ các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế của CTD đạt 124 tỷ đồng, sụt giảm mạnh 71% so với cùng kỳ 2018. Đây cũng là mức lợi nhuận trong một quý thấp nhất của CTD trong vòng 4 năm trở lại đây. 

Với đặc thù ngành xây dựng và bất động sản, quý 1 hàng năm thường là giai đoạn có doanh thu, lợi nhuận thấp nhất, sau đó sẽ tăng trưởng và đổ dồn về nửa cuối năm. Tuy nhiên, có thể thấy, lợi nhuận Quý 2 của CTD còn thấp hơp cả Qúy 1.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu thuần của CTD đạt 10.038 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 313 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ 2018.

CTD bắt đầu tăng trưởng chậm lại và sa sút từ 2018.

CTD bắt đầu tăng trưởng chậm lại và sa sút từ 2018.

Theo báo cáo phân tích của Chứng khoán Kiến thiết, tốc độ tăng trưởng của CTD đã sụt giảm kể từ năm 2018 do do ảnh hưởng của các dự án ký mới có biên lợi nhuận thấp khoảng 6% và giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh trong thời gian gần đây. 

CTD cũng đang phải đối mặt với các rủi ro vĩ mô như lãi suất, tỷ giá, giá điện/xăng có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn xây dựng (bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, cát đá...) và khả năng tiêu thụ của thị trường. Bên cạnh đó là rủi ro đặc thù ngành xây dựng như tiến độ thực hiện dự án, tính thanh khoản của dòng tiền...

Năm 2019, Coteccons cũng đã đặt mục tiêu thận trọng với 27.000 tỷ đồng doanh thu, giảm 5% và 1.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 14% so với năm 2018. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm 2019, công ty mới hoàn thành được 37% mục tiêu về doanh thu và 24% mục tiêu về lợi nhuận sau thuế.

Điểm tích cực của CTD vẫn là cơ cấu tài chính lành mạnh khi tổng tài sản và vốn chủ sở hữu vẫn cân đối và đặc biệt là doanh nghiệp này không vay nợ ngân hàng. 

Theo BCTC, tính đến 30/06/2019, tổng tài sản Coteccons đạt hơn 15.598 tỷ đồng, giảm 1.225 tỷ đồng so với đầu kỳ. Tổng nợ phải trả đạt 7.577 tỷ đồng, giảm 1.283 tỷ đồng so với đầu năm, không ghi nhận nợ vay. Vốn chủ sở hữu của CTD đạt 8.021 tỷ đồng, bao gồm 3.039 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 3.998 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 630 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu CTD đã có diễn biến giảm giá sau thông tin về kết quả lợi nhuận đi xuống. Chốt phiên 18/7, CTD dừng tại mức 111.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa doanh nghiệp đạt khoảng 8.577 tỷ đồng.

Ông lớn nào vừa vượt Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán?

Thị trường chứng khoán VN đã quay đầu trồi sụt trở lại trong phiên giao dịch hôm nay do áp lực chốt lời của nhà đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN