Ông Donald Trump khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo 10 ngày qua

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chỉ trong 10 phiên giao dịch, thị trường tài chính thế giới đã chứng kiến những cú sốc lớn chưa từng có kể từ thời kỳ khủng hoảng COVID-19. Tất cả bắt nguồn từ quyết định tăng thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc và làm lung lay niềm tin vào vị thế tài chính của nước Mỹ.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi ngày 2/4 là “Ngày Giải phóng” và ban hành mức thuế nhập khẩu 10% trên diện rộng, cùng với các mức cao hơn nhắm vào từng quốc gia. Chỉ trong vài ngày sau, thị trường toàn cầu rơi vào hỗn loạn khi Mỹ và Trung Quốc bước vào một cuộc chiến thương mại công khai, với Trung Quốc áp thuế trả đũa lên tới 125% đối với hàng hóa Mỹ.

Trong vòng 10 ngày, hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường toàn cầu đã “bốc hơi”. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI lao dốc, thị trường trái phiếu Mỹ - vốn được xem là tài sản an toàn nhất thế giới - cũng chứng kiến làn sóng bán tháo mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

Sự biến động không chỉ giới hạn ở cổ phiếu mà còn lan sang dầu, vàng và cả đồng USD. Ngay cả vàng - thường là nơi trú ẩn trong khủng hoảng - cũng bị bán tháo, khi nhà đầu tư buộc phải thanh lý tài sản để bù lỗ.

Nhà đầu tư phản ứng ra sao trước cú sốc bất ngờ này?

Các nhà đầu tư gần như bị bất ngờ hoàn toàn bởi mức độ quyết liệt và khó lường của các biện pháp thuế quan do ông Trump đưa ra. Tại Mỹ, các ngân hàng và quỹ đầu tư khẩn trương tổ chức các cuộc họp để trấn an khách hàng. Một số nhà đầu tư như Shuntaro Takeuchi ở California thậm chí vẫn đang theo dõi thị trường dù sắp lên bàn mổ.

Nhiều quỹ bắt đầu săn lùng cổ phiếu có ít tiếp xúc với thị trường Mỹ hoặc tập trung vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại. Wong Kok Hoi - CEO của APS Asset Management (Singapore) - cho biết ông đã chuyển sang các ngành công nghệ của Trung Quốc như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học, nhờ đó quỹ của ông vẫn tăng 20% từ đầu năm.

Dù vậy, cảm giác chủ đạo trong giới tài chính là sự bất an. Nhà quản lý quỹ Geoff Wilson ở Úc cho rằng hệ quả thực sự của cú sốc này chỉ có thể thấy rõ trong vài tuần tới, khi các quỹ phòng hộ có thể sụp đổ và tác động dây chuyền lan rộng.

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn giao dịch tại NYSE ở Thành phố New York 

Các nhà giao dịch làm việc trên sàn giao dịch tại NYSE ở Thành phố New York 

Thị trường trái phiếu Mỹ – tài sản an toàn nhất bị bán tháo

Khi các biện pháp thuế quan có hiệu lực, nhà đầu tư thường kỳ vọng USD và trái phiếu Mỹ sẽ tăng giá như các tài sản trú ẩn. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Làn sóng bán tháo trái phiếu Mỹ mạnh đến mức khiến lợi suất trái phiếu 10 năm tăng vọt gần 20 điểm chỉ trong hai giờ đồng hồ – điều hiếm thấy trong một thị trường vốn dĩ ổn định như trái phiếu Mỹ.

Điều này gây lo ngại rằng vị thế "nơi trú ẩn an toàn" của Mỹ đang lung lay. Trong bối cảnh chính quyền Trump liên tục thay đổi lập trường và leo thang căng thẳng thương mại, nhà đầu tư không còn coi tài sản Mỹ là lựa chọn an toàn như trước.

Ngay sau cú sốc trái phiếu, ông Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn một số mức thuế cao hơn, khiến thị trường phục hồi tạm thời. Tuy nhiên, sự thiếu chắc chắn vẫn còn đó và các chỉ số chứng khoán lại tiếp tục biến động mạnh.

Cuộc chiến thuế quan này có thể chấm dứt sớm không?

Ban đầu, có hy vọng rằng ông Trump sẽ rút lại các mức thuế trước khi chúng có hiệu lực. Nhưng trong một chuyến bay trên chuyên cơ Air Force One, ông nói với phóng viên rằng “đôi khi bạn phải uống thuốc”, ám chỉ việc chấp nhận đau ngắn để đạt lợi ích dài hạn.

Sau phát biểu này, thị trường đổ dốc. Chỉ số Nasdaq tương lai giảm hơn 5%, chỉ số Nikkei của Nhật Bản lao dốc 8% và phải tạm ngừng giao dịch vì chạm giới hạn. Chỉ số đo lường sự sợ hãi của Phố Wall – VIX – tăng vọt lên trên 60, mức từng thấy trong khủng hoảng 2008 và 2020.

Dù có những đợt phục hồi mạnh, tâm lý thị trường vẫn không ổn định. Sự biến động như “làm trong một năm gói gọn trong vài ngày” – như lời một nhà quản lý quỹ nhận xét – cho thấy những ngày tồi tệ chưa hẳn đã qua.

Điều gì đang đe dọa vị thế tài chính hàng đầu của nước Mỹ?

Kể từ sau Thế chiến II, Mỹ luôn là trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, những động thái khó đoán của ông Trump đang làm xói mòn niềm tin vào sự ổn định của Mỹ, đặc biệt là với vai trò của USD và trái phiếu chính phủ Mỹ.

Việc không còn được coi là tài sản an toàn có thể khiến Mỹ gặp khó trong việc vay vốn rẻ trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, các quốc gia khác như Trung Quốc có thể đẩy nhanh việc giảm phụ thuộc vào đồng USD và chuyển hướng dòng vốn.

Các nhà đầu tư quốc tế đang nắm giữ 33.000 tỷ USD tài sản Mỹ. Nếu dòng vốn này bị rút đi, Mỹ sẽ phải đối mặt với lãi suất cao hơn, giá tài sản thấp hơn và nguy cơ mất dần vai trò lãnh đạo tài chính toàn cầu.

Giới đầu tư toàn cầu rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ. Cú sốc kinh tế tiềm tàng khiến họ đổ xô tìm kiếm "vùng trú ẩn" tài chính an toàn, từ kim...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kì Lân (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Mỹ áp thuế đối ứng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN