Ông chủ tiền điện tử bị phạt hơn 7 tỷ USD

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngày 18/12, Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) đã công bố mức phạt 2,85 tỷ USD đối với sàn giao dịch tiền điện tử Binance và nguyên Giám đốc điều hành Triệu Trường Bằng (Changpeng Zhao).

Cộng với số tiền thỏa thuận hòa giải 4,366 tỷ USD đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ trước đây không lâu, Binance và Triệu Trường Bằng đã phải nộp phạt tổng cộng 7,216 tỷ USD (khoảng 51,5 tỷ NDT). Dù khoản tiền phạt cao ngất trời này đã được nộp nhưng tương lai của Binance và Triệu Trường Bằng vẫn chưa rõ ràng.

Ông chủ tiền điện tử bị phạt hơn 7 tỷ USD - 1

Theo thông tin do CFTC công bố, Tòa án bang Illinois đã buộc sàn giao dịch tiền điện tử Binance và nguyên Giám đốc điều hành Triệu Trường Bằng (mới từ chức hôm 23/11/2023) phải trả tổng số tiền phạt 2,85 tỷ USD cho CFTC. Được biết, tòa án đã áp dụng mức phạt dân sự 150 triệu USD đối với cá nhân Triệu Trường Bằng, yêu cầu Binance hoàn trả 1,35 tỷ USD phí giao dịch bất hợp pháp và phạt công ty 1,35 tỷ USD, tổng số tiền phải nộp là 2,85 tỷ USD.

Vào tháng 3 năm nay, CFTC đã đệ đơn kiện Binance và CEO Triệu Trường Bằng với lý do Binance, dưới sự chỉ đạo của Triệu, đã tích cực và thu hút bất hợp pháp khách hàng Mỹ và trực tiếp thực hiện các giao dịch phái sinh tài sản kỹ thuật số trên nền tảng Binance và các công ty giao dịch định lượng. Binance cũng vi phạm các điều khoản liên quan khi cho phép ít nhất hai nhà môi giới chính mở “tài khoản phụ” không thuộc phạm vi quản lý của Binance và cho phép các khách hàng Mỹ sử dụng các tài khoản liên quan để giao dịch trên nền tảng.

CFTC còn phát hiện thêm rằng Binance và Triệu Trường Bằng dù biết rõ các yêu cầu pháp lý của Mỹ, nhưng đã chọn cách phớt lờ chúng và cố tình che giấu sự hiện diện của khách hàng Mỹ trên nền tảng. Ngoài ra, CFTC cũng phát hiện ra Triệu Trường Bằng và các quản lý cấp cao khác của Binance đã tạo điều kiện cho khách hàng vi phạm luật pháp, bao gồm cả việc hướng dẫn khách hàng trốn tránh các biện pháp kiểm soát hợp pháp.

Thẩm phán cũng ban hành một lệnh riêng yêu cầu Samuel Lim, cựu giám đốc Ủy ban kiểm tra của Binance, phải nộp phạt dân sự 1,5 triệu USD vì đã hỗ trợ và tiếp tay cho các hành vi vi phạm của Binance cũng như tham gia vào các hành vi vi phạm bên ngoài Mỹ, cố ý trốn tránh luật pháp của Mỹ.

Trước đó, Triệu Trường Bằng đã mạnh mẽ phủ nhận các cáo buộc của CFTC, trong khi Binance tìm cách bác bỏ vụ việc, cho rằng cơ quan này đã vượt quá thẩm quyền trong việc cố gắng quản lý các tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh và cư trú bên ngoài nước Mỹ. Phán quyết của tòa án có nghĩa là mọi cáo buộc của CFTC đối với Binance và Triệu Trường Bằng đã chấm dứt sau khi nộp phạt.

Tháng 11 năm nay, giữa Bộ Tư pháp Mỹ với Binance và Triệu Trường Bằng đã đạt được thỏa thuận hòa giải. Theo tuyên bố do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra, Binance đã nhận các tội rửa tiền, chuyển tiền không phép, vi phạm lệnh trừng phạt và sẽ nộp phạt 4,316 tỷ USD; Triệu Trường Bằng thừa nhận vi phạm luật và quy định chống rửa tiền của Mỹ và đồng ý nộp phạt 50 triệu USD đồng thời từ chức CEO. Thỏa thuận hòa giải cho phép Binance vẫn tiếp tục hoạt động.

Sau khi nhận tội, Triệu Trường Bằng được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 175 triệu USD nhưng không được phép rời khỏi nước Mỹ. Theo phán quyết của tòa án, Triệu Trường Bằng phải đối mặt với mức án 18 tháng tù giam. Ông ta sẽ ở lại Mỹ cho đến khi tuyên án vào ngày 23/2/2024. Do chủ động nhận tội nên bản án cuối cùng ông phải nhận dự kiến sẽ không quá 18 tháng.

Trong tuyên bố của Bộ Tư pháp Mỹ, lời nhận tội của Binance là một phần của thỏa thuận với Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) của Bộ Tài chính, Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC). Điều này không bao gồm việc hòa giải của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC).

Ngày 5/6 năm nay, SEC đã đưa ra 13 cáo buộc chống lại Binance và người sáng lập Triệu Trường Bằng, bao gồm việc điều hành một nền tảng giao dịch bất hợp pháp tại Mỹ; kinh doanh các sàn giao dịch, đại lý môi giới và cơ quan thanh toán không đăng ký; lạm dụng tiền của khách hàng; phát hành và chào bán chứng khoán chưa đăng ký...

Đơn kiện của SEC cho biết, từ tháng 6/2018 đến tháng 7/2021, thu nhập của Binance là 11,6 tỷ USD, phần lớn từ phí giao dịch. SEC cho rằng, kể từ khi thành lập, sàn giao dịch này đã nằm dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của Triệu Trường Bằng, “lúc đầu công khai, sau là vụng trộm” để thu hút khách hàng Mỹ.

SEC cũng cáo buộc Binance và Triệu Trường Bằng sử dụng các công ty thị trường mà họ kiểm soát để tăng giá giao dịch và trục lợi từ khách hàng. Ngoài ra, SEC cho rằng Binance đã bí mật thao túng sự vận hành của nền tảng Binance Mỹ và Binance từng cho phép các khách hàng Mỹ giao dịch trên trang web Binance.com. SEC cho biết, mặc dù luật liên bang cấm chào bán và bán chứng khoán chưa đăng ký và Binance biết hàng chục nghìn khách hàng Mỹ, Binance đã chọn không hành động. Bản cáo trạng cáo buộc rằng sự thể hiện trên thị trường của Binance vào năm 2019 chỉ là “màn biểu diễn công khai”.

Trước cáo buộc của SEC đối với mình, Binance trả lời công ty hợp tác tích cực với cuộc điều tra của SEC cũng như nỗ lực trả lời các câu hỏi và giải quyết các mối quan ngại của cơ quan quản lý, hy vọng đạt được các cuộc đàm phán và hòa giải các vấn đề điều tra của họ. Qua xem xét các khoản tiền phạt khổng lồ liên tục từ Bộ Tư pháp và CFTC, rất có thể Binance và Triệu Trường Bằng sẽ còn bị SEC phạt tiếp.

Từng giữ ngôi vương tiền điện tử, giờ đến ”ngày tàn”, giám đốc phải tháo chạy

Binance đã phải dọn dẹp mớ hỗn độn vào mùa thu năm ngoái khi FTX gặp sự cố – nhưng giờ đây, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới dường như đang tự sụp đổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Thủy (Theo NetEasy) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN