Ông chủ karaoke Arirang bán thương hiệu, thanh lý hàng tồn kho

Biên bản họp thường niên năm 2019 của Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco, mã chứng khoán: MSC), đơn vị sở hữu thương hiệu Arirang cho biết sẽ đóng ngành nghề kinh doanh hàng điện tử, đồng thời thanh lý toàn bộ hàng tồn kho.

Theo đó, chuyển nhượng toàn bộ hàng điện tử tồn kho theo hiện trạng với giá không thấp hơn 25 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Thương hiệu karaoke Arirang đình đám một thời

Thương hiệu karaoke Arirang đình đám một thời

MSC sẽ chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Arirang và quyền bản ghi, quyền tác giả các bản ghi âm midi Karaoke cho bên mua để tiếp tục quyền sản xuất và duy trì dịch vụ cho khách hàng.

Đồng thời, MSC sẽ chuyển giao trách nhiệm bảo hành, bảo trì các sản phẩm công ty đã bán cho khách hàng để bên mua tiếp tục thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo trì các sản phẩm đó cho khách hàng.

Kết quả kinh doanh của MSC 5 quý gần đây ghi nhận tình trạng ngày càng thua lỗ

Kết quả kinh doanh của MSC 5 quý gần đây ghi nhận tình trạng ngày càng thua lỗ

Từ cái tên đình đám trên thị trường, liên tiếp 2 năm gần đây, Arirang trở thành gánh nặng với kết quả hoạt động thua lỗ, cùng hàng trăm tỷ đồng hàng tồn kho khó thanh lý. Năm 2014, hàng điện tử giúp Maseco có gần 700 tỷ đồng doanh thu với biên lợi nhuận gần 31%, nhưng 4 năm sau đó, lĩnh vực này đem về chưa tới 175 tỷ đồng doanh thu và báo lỗ hơn 50 tỷ đồng.

Năm 2018, Maseco đạt 928 tỷ đồng tổng doanh thu nhưng do kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ ròng 164 tỷ đồng. Trong đó, riêng mảng hàng điện tử đứng đầu với kết quả kinh doanh âm hơn 50 tỷ đồng và tồn kho tới 175 tỷ đồng.

Báo cáo các cổ đông năm 2018, MSC thừa nhận: “Tình trạng tồn kho hàng điện tử giá trị cao, hàng hóa đã lạc hậu kỹ thuật, lỗi mốt, lỗi thời, chậm luân chuyển do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường”.

Cổ phiếu MSC đứng ở mức 16.000 đồng nhưng hầu như không có giao dịch nào trong tuần qua

Cổ phiếu MSC đứng ở mức 16.000 đồng nhưng hầu như không có giao dịch nào trong tuần qua

Trong quý 2/2019, MSC ghi nhận doanh thu hơn 28 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với cùng kỳ 2018. Trong kỳ, khoản trích lập dự phòng hàng tồn kho điện tử tăng cao, đồng thời việc giảm giá bán hàng điện tử để giải quyết hàng tồn kho khiến MSC phải ghi nhận khoản lỗ hơn 22 tỷ từ hoạt động kinh doanh chính.

Các loại chi phí của MSC cũng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019. Cụ thể, chi phí tài chính giảm 100% do MSC tất toán các khoản nợ vay vào cuối năm 2018; chi phí bán hàng giảm 43% so với cùng kỳ 2018. Bên cạnh đó, nhờ hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi gần 11 tỷ đồng cũng khiến chi phí quản lý doanh nghiệp của MSC giảm mạnh.

Tổng kết quý 2/2019, MSC báo lỗ hơn 15 tỷ đồng, đây là quý thứ 4 liên tiếp MSC báo lỗ.

Trên sàn HNX, cổ phiếu MSC hiện ở mức giá 16.000 đồng/cổ phiếu và đang bị cảnh báo. Trong 1 tuần qua từ ngày 12-16/8 không có giao dịch nào đối với cổ phiếu MSC. Trong 1 tháng gần nhất, giá cổ phiếu MSC đã giảm gần 8,6% với khối lượng trung bình vỏn vẹn 213 cổ phiếu/phiên.

Arirang là một thương hiệu đến từ Việt nam với thâm niên hoạt động gần 30 năm. Arirang chuyên sản xuất và kinh doanh những sản phẩm điện tử như đầu karaoke kỹ thuật số, Amply, loa,Tivi,… được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước, trên 10 năm liên tiếp được người tiêu dùng ưu ái và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.  

Từ cái tên đình đám trên thị trường, liên tiếp 2 năm gần đây, Arirang trở thành gánh nặng với kết quả hoạt động thua lỗ, cùng hàng trăm tỷ đồng hàng tồn kho khó thanh lý.

Năm bết bát của ba đại gia phố Núi: ngập nợ ngàn tỷ, tài sản teo tóp

Có thể nói, năm 2018 vừa qua là một năm không mấy thuận lợi của các đại gia nổi đình nổi đám ở phố núi Gia Lai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Uyên Phương ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN