Ở quốc gia này, tiền rải đầy đường nhưng dân vẫn than nghèo

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tại đây, bạn có thể chứng kiến những xấp tiền dày được bày la liệt trên mặt đất hoặc chất thành đống trên những chiếc xe đẩy mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.

Tại Somaliland, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống “ngập trong tiền” theo đúng nghĩa đen. Tiền ở đây có thể để “hớ hênh” ở khắp mọi nơi mà không sợ bị đánh cắp. 

Ở quốc gia này, tiền rải đầy đường nhưng dân vẫn than nghèo - 1

Ban đầu, Somaliland là một trong những lãnh thổ của Somalia (Đông Phi). Tuy nhiên sau cuộc nội chiến nổ ra cách đây 30 năm, Somaliland đã tách ra và trở thành một quốc gia độc lập. 

Người dân nơi đây thường không sử dụng đồng tiền do quốc gia mình phát hành. Thay vào đó, họ bán chúng lấy đô la Mỹ và sử dụng chúng để giao dịch. Họ phát hành đồng tiền riêng chỉ để khiến Somaliland trông giống như một quốc gia độc lập. Những xấp tiền giấy của Somaliland được bán đầy ngoài chợ như một loại quà lưu niệm đặc biệt cho những du khách đến đây.

Ở quốc gia này, tiền rải đầy đường nhưng dân vẫn than nghèo - 2

Được biết, dù không được quốc tế công nhận nhưng Somaliland vẫn có mối liên hệ với cộng đồng quốc tế. Hàng năm vào dịp Quốc khánh, các chính trị gia từ nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, một số nước Trung Đông sẽ đến chúc mừng Somaliland. 

Ở quốc gia này, tiền rải đầy đường nhưng dân vẫn than nghèo - 3

Tại quốc gia Đông Phi này, có một hiện tượng khá thú vị - đó là số lượng gia súc nhiều hơn dân số. Tổng dân số địa phương chỉ ở mức khoảng 4 triệu người, nhưng họ có hơn 15 triệu gia súc như cừu, lạc đà... Chăn nuôi cũng là nguồn kinh tế quan trọng nhất ở Somaliland, chiếm khoảng 68% tổng thu nhập của cả nước.

Ở quốc gia này, tiền rải đầy đường nhưng dân vẫn than nghèo - 4

Tuy có nhiều gia súc là vậy song giá trung bình cho một vật nuôi ở đây lên đến 1.000 USD (23,5 triệu đồng). Vì vậy kể cả những người chăn nuôi gia súc cũng hiếm khi được ăn một “bữa cơm có thịt”.

Ngoài ra, người dân ở đây phải dựa vào động cơ diesel để lấy điện nên chi phí tiền điện ở đây rất cao. 1 số điện có giá tới 1,5 USD (35.000đ). Somaliland còn nằm ở châu Phi nên nguồn nước cũng khan hiếm trầm trọng, dẫn tới việc giá một thùng nước giếng ở đây có thể lên đến 3 USD (70.700đ). Vật giá đắt đỏ khiến người dân nơi đây vẫn chìm sâu trong cảnh nghèo túng. 

Có lẽ đây là thắc mắc của không ít người. Cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN