Ở nước giàu bậc nhất TG nhưng công việc này 30 năm chưa được tăng lương

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khi giá cả tăng sau nhiều thập kỷ giảm phát, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang buộc phải tính đến vấn đề chính là mức sống giảm sút, và các công ty đang phải đối mặt với áp lực chính trị gay gắt buộc phải trả nhiều tiền hơn.

Hideya Tokiyoshi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên tiếng Anh ở Tokyo khoảng 30 năm trước. Từ đó đến nay, mức lương của anh ấy hầu như không thay đổi. Đó là lý do tại sao ba năm trước, sau khi từ bỏ hy vọng được trả lương cao hơn, thầy giáo này quyết định bắt đầu viết sách.

“Tôi cảm thấy may mắn vì viết và bán sách mang lại cho tôi một nguồn thu nhập bổ sung. Nếu không nhờ công việc đó, tôi sẽ mãi mắc kẹt trong vòng lặp lương như cũ,” Tokiyoshi, hiện 54 tuổi, nói với CNN. “Đó là lý do tại sao tôi có thể sống sót.”

Ở nước giàu bậc nhất TG nhưng công việc này 30 năm chưa được tăng lương - 1

Tokiyoshi là một phần của thế hệ nhân sự ở Nhật Bản hầu như không được tăng lương trong suốt cuộc đời làm việc của họ. Giờ đây, khi giá cả tăng sau nhiều thập kỷ giảm phát, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang buộc phải tính đến vấn đề chính là mức sống giảm sút, và các công ty đang phải đối mặt với áp lực chính trị gay gắt buộc phải trả nhiều tiền hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang kêu gọi các doanh nghiệp giúp đỡ người lao động theo kịp chi phí sinh hoạt ngày càng cao. Tháng trước, ông kêu gọi các công ty tăng lương ở mức cao hơn mức lạm phát, và một số công ty đã chú ý đến lời kêu gọi này.

Giống như những nơi khác trên thế giới, lạm phát ở Nhật Bản trở thành một vấn đề đau đầu. Trong năm tính đến tháng 12, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi đã tăng 4%. Con số này vẫn còn thấp hơn so với Mỹ hoặc châu Âu, nhưng lại là mức cao nhất trong 41 năm qua đối với Nhật Bản.

Một vấn đề lâu dài

Vào năm 2021, mức lương trung bình hàng năm ở Nhật Bản là 39.711 USD, so với 37.866 USD vào năm 1991, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Điều đó có nghĩa là người lao động được tăng lương dưới 5%, so với mức tăng 34% ở các nền kinh tế khác trong Nhóm G7, chẳng hạn như Pháp và Đức, trong cùng thời kỳ.

Ở nước giàu bậc nhất TG nhưng công việc này 30 năm chưa được tăng lương - 2

Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ. Đầu tiên, Nhật Bản từ lâu đã phải vật lộn với điều ngược lại với những gì họ đang phải đối mặt hiện nay: giảm phát. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng yên mạnh - đã đẩy chi phí nhập khẩu xuống - và sự bùng nổ của bong bóng tài sản trong nước.

Müge Adalet McGowan, nhà kinh tế cấp cao của văn phòng Nhật Bản tại OECD, cho biết: “Trong 20 năm qua, về cơ bản, không có sự thay đổi nào trong lạm phát giá tiêu dùng.

Môi trường làm việc đang thay đổi

Các chuyên gia cho biết tiền lương tại Nhật Bản bị ảnh hưởng là bởi một thước đo khác: tỷ lệ năng suất. Theo Giáo sư Yamaguchi, năng suất của nước này hiện thấp hơn mức trung bình của OECD và “có lẽ là lý do lớn nhất” dẫn đến lương cố định. Tiền lương và năng suất đi đôi với nhau. Khi năng suất tăng, các công ty hoạt động tốt hơn, họ sẽ đưa ra mức lương cao hơn.

Bà cho biết dân số già của Nhật Bản là một vấn đề do lực lượng lao động lớn tuổi tương đương với năng suất và tiền lương thấp hơn. Cách mọi người đang làm việc cũng đang thay đổi.

Tháng trước, Thủ tướng Kishida đã cảnh báo nền kinh tế đang bị đe dọa. Ông nói rằng Nhật Bản có nguy cơ rơi vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái nếu tiền lương không theo kịp đà tăng giá. Tăng lương từ 3% trở lên là mục tiêu cốt lõi của chính quyền Thủ tướng Kishida.

Một đại diện của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết các nhà chức trách có kế hoạch đưa ra các hướng dẫn cho các công ty vào tháng 6 tới đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty kẹo nổi tiếng hơn 100 tuổi của Nhật Bản phá sản vì lạm phát

Một công ty kẹo Nhật Bản được nhiều thế hệ yêu thích, thậm chí còn xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình ăn khách, đã trở thành nạn nhân của giá nguyên liệu và năng lượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN