Ở nơi này sắp ban hành luật cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Điều này có nghĩa là ngoài giờ làm việc quy định, các sếp sẽ không được phép liên lạc với nhân viên để yêu cầu về công việc.

Người lao động Anh sắp được trao "quyền tắt máy"

Theo tờ Independent, người lao động tại Anh có thể sắp được quyền bỏ qua tất cả email và cuộc gọi liên quan đến công việc khi giờ làm việc kết thúc.

Đảng Lao động Anh hiện đang soạn thảo một bộ luật mới trong chiến dịch "Quyền được tắt máy". Bộ luật này sẽ quy định rằng người lao động có quyền ngắt kết nối với công việc, bao gồm email, cuộc gọi và tin nhắn, khi đã hết giờ làm việc. Quy định này sẽ áp dụng cho cả thời gian cuối tuần và các kỳ nghỉ phép. Điều này có nghĩa là ngoài giờ làm việc quy định, các sếp sẽ không được phép liên lạc với nhân viên để yêu cầu về công việc.

Phó Thủ tướng Anh, bà Angela Rayner

Phó Thủ tướng Anh, bà Angela Rayner

Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm "biến công việc thành tiền lương", được khởi xướng bởi Phó Thủ tướng Anh, bà Angela Rayner. Ngoài ra, kế hoạch còn bao gồm lệnh cấm các hợp đồng bóc lột không quy định số giờ làm việc cụ thể, chấm dứt chính sách "sa thải và tuyển dụng lại" (đây là chính sách nhiều doanh nghiệp ở Anh đang áp dụng, họ sa thải một nhân viên sau đó đề nghị tuyển dụng lại chính nhân viên đó với một bản hợp đồng mới đã cắt giảm một số quyền lợi, hoặc thêm một số yêu cầu), cung cấp chế độ trợ cấp ốm đau ngay từ ngày đầu thử việc...

Chính sách này đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cử tri. Theo khảo sát của Savanta, 69% người lao động ủng hộ "quyền tắt máy".

Hiện tại, luật pháp Anh chưa có quy định rõ ràng về việc ngắt kết nối khỏi công việc sau giờ làm, nhưng các doanh nghiệp có thể tự đưa quy định này vào chính sách quản trị nhân sự. Luật hiện hành chỉ quy định một tuần làm việc không được vượt quá 48 giờ trung bình, nhưng không cấm sếp liên lạc với nhân viên ngoài giờ làm việc. Thực tế, các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn có thể gây áp lực buộc nhân viên phải phản hồi hoặc làm thêm công việc mà không bị phạt.

Quyền "ngắt kết nối" hiện đã được nhiều quốc gia ở châu Âu áp dụng, trong đó có Pháp, Bỉ, Đức... Năm 2021, một công ty của Anh tên là Rentokil có chi nhánh tại Pháp đã bị chính quyền nước này phạt tới 60.000 euro vì không tôn trọng quyền được ngắt kết nối của nhân viên tại nước sở tại. Đây cũng là khoản tiền phạt đầu tiên kể từ khi luật ngắt kết nối có hiệu lực tại Pháp vào năm 2016.

Người lao động nói gì?

Thông tin về dự luật này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng lao động Anh. Mặc dù phần lớn người lao động ủng hộ, nhưng vẫn có không ít người tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của dự luật.

Nhiều người lao động tỏ ta hoài nghi về hiệu quả của dự luật mới

Nhiều người lao động tỏ ta hoài nghi về hiệu quả của dự luật mới

Một nhân viên dịch vụ trẻ em, làm việc chính thức 30 giờ/tuần, chia sẻ: "Tôi thường làm việc thêm ít nhất 3 giờ mỗi cuối tuần và ngày làm việc của tôi kéo dài từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Tôi ăn trưa tại bàn làm việc hoặc trong xe hơi giữa các lần ghé thăm các gia đình sử dụng dịch vụ. Tất cả đồng nghiệp của tôi đều trong tình trạng tương tự. Nhu cầu công việc rất lớn và chúng tôi không thể từ chối nhận việc ngoài giờ. Quyền tắt máy sẽ không thay đổi nhiều vì chúng tôi biết cần phải làm gì ngay cả khi sếp không liên lạc ngoài giờ làm việc."

Một đầu bếp khách sạn 29 tuổi ở London thì nhận xét: "Trong ngành dịch vụ khách sạn, khái niệm làm thêm giờ không tồn tại. Mọi người đều phải làm việc theo lịch mà doanh nghiệp cần. Một số tuần tôi làm 34 giờ, nhưng đôi khi lên đến 60 giờ hoặc hơn, nhưng đều nhận cùng một mức lương, không có khái niệm làm thêm giờ. Một số chủ lao động lên hợp đồng với lịch làm việc cụ thể, tuân thủ luật pháp, nhưng sẽ yêu cầu nhân viên làm việc ngoài giờ đó, thạm chí nhiều khi không cho phép nghỉ đủ 12 giờ giữa các ca làm việc.

Dự luật được đề xuất không đi đủ xa. Cần có định nghĩa pháp lý về làm toàn thời gian và giới hạn số giờ làm việc. Hiện tại, nó chỉ có lợi cho nhân viên văn phòng, còn hàng triệu người trong ngành dịch vụ khách sạn, xây dựng, bán lẻ và các ngành khác không có khái niệm làm thêm giờ."

Kate, quản lý cấp cao tại một doanh nghiệp lớn ở London, cho biết: "Hợp đồng của tôi không quy định giờ làm thêm. Trên lý thuyết, tôi không được trả tiền cho những giờ làm thêm. Tôi thích ý tưởng về luật mới nhưng thực thi thế nào? Và sếp tôi sẽ nghĩ sao nếu tôi quản lý nhân viên theo luật mới? Cần có sự thay đổi lớn về văn hóa và tôi biết không chỉ công ty tôi, vì bạn bè tôi ở các công ty khác cũng phải làm thêm rất nhiều."

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh doanh cà phê được cho là một mảng "dễ vào" nhưng cũng "dễ ra", đòi hỏi người kinh doanh phải linh hoạt và nắm bắt thời cơ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Tuấn (Theo Independent, The Guardian) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN