Nóng tuần qua: Vì sao 22 tỷ tiền thưởng vẫn chưa đến tay tuyển nữ Việt Nam?

Đội bóng đá nữ Việt Nam đã lên danh sách chia thưởng sau tấm HCV SEA Games 30. Song, toàn đội vẫn chưa nhận hết tiền thưởng từ các đơn vị.

Đội tuyển chưa nhận được toàn bộ số tiền thưởng

Với thành tích xuất sắc bảo vệ thành công ngôi vô địch bóng đá nữ tại SEA Games 30, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã nhận được sự động viên, khích lệ từ nhiều mạnh thường quân. Theo đó, số tiền thưởng dành cho các cô gái vàng lên đến 22 tỷ đồng, chưa kể hiện vật và dịch vụ (nhiều hơn đội tuyển U22 Việt Nam).

Đội bóng đá nữ Việt Nam đã lên danh sách chia thưởng sau tấm HCV SEA Games 30.

Đội bóng đá nữ Việt Nam đã lên danh sách chia thưởng sau tấm HCV SEA Games 30.

Trong số 22 tỷ đồng tiền mặt được đề cập ở trên, có 1,3 tỷ đồng từ tiền quyên góp của Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) 3 tỷ đồng, 4 tỷ đồng của riêng Trưởng ban Bóng đá nữ VFF Phạm Thanh Hùng…

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, tính đến hiện tại, các doanh nghiệp cam kết thưởng cho đội nữ đã chuyển tiền thông qua VFF số tiền 5 tỷ đồng (còn nhiều đơn vị chưa chuyển nên VFF chưa thể giải ngân cho đội). 

Vì chưa nhận được đầy đủ toàn bộ tiền thưởng nên đội nữ mới chỉ dừng lại ở việc phân loại xếp hạng A (10 điểm), A- (8 điểm), B (7 điểm) và B- (6 điểm), chứ chưa chia mức tiền cụ thể là bao nhiêu. Nếu nhận đủ 22 tỷ đồng, dự kiến các thành viên sẽ nhận từ khoảng 200 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng.

Ngân sách nhận hơn 1.800 tỷ đồng cổ tức từ ACV

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa trả cổ tức thường niên cho các cổ đông, trong đó Nhà nước nhận 1.869 tỷ đồng.

2018 tiếp tục là một năm ăn nên làm ra của doanh nghiệp đang quản lý và khai thác 21/22 sân bay trên cả nước. ACV ghi nhận tổng doanh thu năm 2018 là 17.770 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế là 6.028 tỷ đồng, tăng 44%.

Kết quả này có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là nguồn thu khổng lồ từ 2 sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Như thường lệ, ACV thực hiện chi trả cổ tức năm 2018 cho các cổ đông. Với gần 2,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền ACV chi trả là 1.959 tỷ đồng.

Các cổ đông ngoài Nhà nước của ACV chỉ nắm 4,6% vốn doanh nghiệp, tương đương mức nhận cổ tức là 90 tỷ đồng. Còn lại 1.869 tỷ đồng là cổ tức của Nhà nước và được ACV nộp về ngân sách.

Chính phủ yêu cầu Hà Nội, TP.HCM nhanh chóng di dời cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

Trong đó Phó Thủ tướng yêu cầu hai thành phố là Hà Nội và TP HCM phải nghiên cứu, đánh giá toàn diện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn, triển khai đồng bộ các giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, đặc biệt đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch, lộ trình và thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm có nguồn gốc phát thải cao ra khỏi khu vực đô thị hoặc khu dân cư tập trung.

Chính phủ yêu cầu Hà Nội, TP.HCM nhanh chóng di dời cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành

Chính phủ yêu cầu Hà Nội, TP.HCM nhanh chóng di dời cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành

Thực hiện các giải pháp giảm ùn tắc giao thông, lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc môi trường, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về môi trường làm cơ sở cảnh báo, khuyến cáo người dân về chất lượng môi trường không khí.

UBND các tỉnh/thành phố kiểm soát chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh chất thải, nhất là từ các phương tiện giao thông vận tải hoạt động các ngành công nghiệp, xây dựng, dân sinh, đảm bảo phù hợp điều kiện địa phương. Triển khai các giải pháp cụ thể khắc phục ô nhiễm không khí trên địa bàn trong đó chú trọng kiểm soát chặt chẽ bụi, khí thải.

Hà Nội yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến metro 3 Nhổn - Ga Hà Nội trong tháng 12/2019

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản thông báo kết luận của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung về Dự án đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.

Theo đó, UBND thành phố giao các quận trong phạm vi dự án chỉ đạo, vận động và vận dụng tối đa cơ chế, chính sách quy định để hỗ trợ cho các hộ dân; chủ động rà soát quy trình, thủ tục thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và tổ chức cưỡng chế hành chính thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 đối với các hộ không chấp hành.

Đối với các ga ngầm đã giải phóng mặt bằng xong từng phần hoặc xong toàn bộ, UBND các quận bàn giao để Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội tiếp nhận và bàn giao cho nhà thầu thi công ngay.

Đáng chú ý, trong tháng 12/2019, UBND quận Ba Đình phải hoàn thành giải phóng mặt bằng ga S9; UBND quận Đống Đa hoàn thành giải phóng mặt bằng ga S10 và S11; UBND quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng phần còn lại tại khu vực chân cầu thang ga S04 và S07 …

Huy động 132 tỷ kWh nhiệt điện than, 3,4 tỷ kWh điện chạy dầu trong năm 2020

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), năm 2020, dự kiến sẽ phải huy động 132 tỷ  kWh điện từ các nhà máy điện than. Đây được xem là một trong những nguồn cung ứng điện rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn cung ứng than trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu than cho phát điện, Chính phủ đã cho phép các đơn vị  được sử dụng nguồn than nhập khẩu về và trộn với than trong nước.

Cục Điều tiết điện lực sẽ đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị cung cấp than như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty than Đông Bắc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phải chủ động về nguồn nguyên liệu phục vụ việc phát điện.

Năm 2020, dự kiến chúng ta phải cần 66 triệu tấn than, trong đó có 15 triệu tấn than nhập khẩu, còn lại là than do các đơn vị trong nước cung cấp. Lượng điện huy động từ nguồn điện chạy dầu sẽ tăng thêm nếu xảy ra những tình huống cực đoan như lượng nước về các hồ thủy điện tiếp tục thấp hơn mức tần suất 65%, phụ tải tăng cao đột biến hoặc có sự cố kéo dài tại các nhà máy nhiệt điện than và tuabin khí..

Tình trạng này đã liên tiếp xảy ta trong năm 2019. Ngoài ra, trong đó năm 2019, ngành điện đã nhập khẩu sản lượng điện từ Trung Quốc  là 2,1 tỷ kWh, nhập khẩu điện từ Lào là 1,1 tỷ kWh và dự tính năm 2020 giữ nguyên mức nhập khẩu này.

Nguồn: [Link nguồn]

Nóng tuần qua: Tiền đấu giá biển số xe sẽ để cho cảnh sát giao thông?

Thứ trưởng Bộ Tài chính kiến nghị dành ít nhất 30-50% tiền đấu giá cho cảnh sát giao thông mua sắm thiết bị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN