Nóng tuần qua: Từ đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 60 tỷ đồng khẩu trang y tế

Từ đầu năm đến nay, khẩu trang vẫn liên tục được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Từ đầu năm, cả nước xuất hơn 60 tỉ đồng khẩu trang y tế

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, trị giá xuất khẩu khẩu trang y tế gấp gần 5 lần trị giá nhập khẩu. Giá trị giá nhập khẩu mặt hàng này đạt 534.000 USD, tương ứng 12,2 tỉ đồng. 

Về thị trường xuất khẩu khẩu trang, theo Tổng cục Hải quan, chủ yếu mặt hàng này được xuất đi Trung Quốc với 865.000 USD, chiếm khoảng 30% tổng trị giá xuất khẩu. 

Khẩu trang xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng trị giá xuất khẩu. 

Khẩu trang xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng trị giá xuất khẩu. 

Riêng tại Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết đã làm thủ tục thông quan cho gần 4 triệu chiếc khẩu trang y tế, trị giá 92.137 USD. Đây là số khẩu trang được các doanh nghiệp kê khai xuất sang Trung Quốc. 

Trong khi đó, tại thị trường Hà Nội, người dân không thể mua được khẩu trang y tế đã một tuần nay do hầu hết các cửa hàng thuốc, siêu thị trên địa bàn đều không bán mặt hàng này.

Bộ GTVT lo trả nợ cho dự án Cát Linh - Hà Đông 

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có báo cáo tới Thủ tướng về việc thực hiện trả nợ gốc các khoản vay lại cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, hiện đã đến thời hạn trả nợ gốc cho 2 hiệp định vay thực hiện dự án này. Một hiệp định trị giá 1,2 tỷ nhân dân tệ và một hiệp định trị giá 250 triệu USD.

Theo cơ chế tài chính, từ lúc xây dựng đến khi hoàn thành, Bộ GTVT phải trả nợ. Sau khi dự án hoàn thành, bàn giao cho Hà Nội thì địa phương phải trả tiền. Do đó, Bộ đã bố trí khoản tiền 400 tỷ đồng, dự kiến trả nợ cho giai đoạn trước bàn giao. Số tiền này đã giải ngân, còn chưa đầy 2 tỷ đồng.

Trong thời gian chưa bàn giao được, dự kiến Bộ này phải trả nợ khoảng 153 tỷ đồng đến hết năm 2020.

Trong thời gian chưa bàn giao được, dự kiến Bộ này phải trả nợ khoảng 153 tỷ đồng đến hết năm 2020.

Bộ GTVT cho biết với những khó khăn trong quá trình thực hiện và chưa xác định chính xác thời gian hoàn thành, bàn giao dự án cho UBND TP. Hà Nội. Trong thời gian chưa bàn giao được, dự kiến Bộ này phải trả nợ khoảng 153 tỷ đồng đến hết năm 2020.

Trong bối cảnh này, Bộ GTVT đề xuất phương án giãn trả nợ gốc phần vốn vay lại đến khi nào hoàn thành và bàn giao cho Hà Nội. Nếu không phải điều chỉnh để bố trí một khoản trong tổng mức đầu tư để trả nợ, nhằm hạn chế vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các hiệp định vay đã ký. 

Tuy nhiên, việc gia hạn thời gian trả nợ có những khó khăn nhất định. Trong khi đó, nếu điều chỉnh tổng mức đầu tư thì lại chưa phù hợp với kết luận từng công bố của Kiểm toán Nhà nước.

Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng chấp thuận phương án giãn thời hạn trả nợ gốc phần vốn vay lại cho đến khi hoàn thành dự án và ban giao trách nhiệm cho UBND TP. Hà Nội. Trách nhiệm trả nợ khi đó sẽ thuộc về Hà Nội.

Cơ quan này cũng đề nghị giao Bộ Tài chính bố trí ngân sách để trả nợ nước ngoài khoản vay lại của dự án đúng thời hạn, đảm bảo uy tín trả nợ của Chính phủ. 

Bộ GTVT cũng cho biết hiệp định vay 250 triệu USD đã đến kỳ trả nợ gốc, việc chậm trả nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và có thể dẫn đến những hệ lụy hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, Bộ GTVT đã quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 để trả nợ hiệp định vay 250 triệu USD.

Mải mê xây chùa, doanh nghiệp xây chùa Bái Đính, Tam Chúc chây ì nợ thuế

Báo cáo kiểm toán gần nhất của Kiểm toán Nhà nước về tình hình ngân sách tỉnh Ninh Bình năm 2018 chỉ ra nhiều tồn tại trong công tác quản lý nộp thuế, kê khai thuế liên quan đến Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường.

Đây là doanh nghiệp xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng lớn như chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam)…

Về tồn tại của việc kê khai và nộp thuế, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra tồn tại khi Ninh Bình để cho doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường không nộp báo cáo tài chính liên tục trong nhiều năm.

Về công tác quản lý nợ thuế, Kiểm toán Nhà nước phát hiện tăng số nợ đọng thêm 25,7 tỷ đồng nợ tiền thuê đất của doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường.

Theo Kiểm toán Nhà nước, doanh nghiệp Xuân Trường được UBND tỉnh Ninh Bình ký 4 hợp đồng cho thuê đất trả tiền hàng năm với tổng diện tích 291 ha để đầu tư dự án khu du lịch Tràng An, thời hạn thuê đất 70 năm theo đơn giá của Bộ Tài chính.

Chi cục Thuế huyện Hoa Lư nhiều lần làm việc, đôn đốc yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền thuê đất. Tuy nhiên, từ khi cho thuê vào năm 2007, doanh nghiệp chưa thực hiện nộp tiền thuê đất. Số tiền phải nộp tính đến hết năm 2018 là 25,74 tỷ đồng. Trong đó tiền thuê đất là 15,6 tỷ và tiền phạt chậm nộp là 10,1 tỷ đồng.

Trong khi đó, cơ quan thuế huyện Hoa Lư chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định. Cục thuế cũng không thực hiện điều chỉnh đơn giá tiền thuê đất đến kỳ điều chỉnh năm 2017 theo quy định.

Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết đã nhiều lần đưa Xuân Trường vào danh mục kiểm tra, đối chiếu thuế nhưng đơn vị này bằng nhiều lý do đã không chấp hành. Các lý do được đưa ra là bận thi công nhiều công trình, lý do xây dựng chùa ở Hoàng Sa - Trường Sa, lý do xây chùa Tam Chúc…

Ngân hàng Nhà nước đề nghị  tái cơ cấu cho khách hàng bị ảnh hưởng vì virus Corona

Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết dịch bệnh lần này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các ngành du lịch, logistic, xuất nhập khẩu, nông nghiệp… từ đó ảnh hưởng đến hoạt động cho vay, trả nợ ngân hàng.

Để tiếp tục dòng tín dụng phục vụ sản xuất trong điều kiện bị ảnh hưởng của dịch bệnh, Phó thống đốc yêu cầu các đơn vị, ngân hàng chủ động phòng dịch ngay tại cơ quan, bảo đảm hoạt động bình thường để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng phải theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh, và mức độ thiệt hại của khách vay do ảnh hưởng của dịch virus nCoV. Từ đó, có biện pháp hỗ trợ như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễm giảm lãi vay… theo quy định.

Phó thống đốc cũng yêu cầu Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chỉ đạo các ngân hàng tái cơ cấu nợ, chuyển nợ, giãn nợ… với các doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại bởi dịch bệnh.

Các đơn vị này cùng ngân hàng thương mại nghiên cứu trong thời gian sớm nhất (không quá 2 tuần) phải hoàn thành dự thảo cơ chế hỗ trợ cho khách vay vốn bị thiệt hại.

Miễn thuế khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế chống dịch Corona

Chiều 7-2, bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định công bố danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ công tác chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. 

Theo đó, các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu gồm khẩu trang y tế; nước rửa tay khô sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế (gồm vải không dệt, màng lọc kháng khuẩn, dây thun, thanh nẹp mũi); nước sát trùng; bộ trang phục phòng chống dịch (gồm quần áo, kính, mũ bảo hộ, giày, găng tay, khẩu trang y tế) và các vật tư y tế cần thiết khác.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký là 7-2 và cho đến ngày công bố hết dịch của cơ quan có thẩm quyền. 

Bộ Tài chính cũng lưu ý với những trường hợp hàng hóa nhập khẩu không sử dụng đúng mục đích miễn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và quy định về quản lý thuế theo quy định.  

Đại gia tuần qua: Bắt tay đại gia ô tô, bầu Đức có còn “nặng nợ”?

Gánh nặng nợ vay của bầu Đức đã thay đổi nhiều sau khi bắt tay Thaco của ông Trần Bá Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN