Nóng tuần qua: Trước khi bị khởi tố bổ sung tội, ông Trịnh Văn Quyết còn bao nhiêu tiền?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tối ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã thi hành các Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân có liên quan về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.

Ông Trịnh Văn Quyết còn sở hữu bao nhiêu tiền?

Ngoài hơn 6.400 tỷ đồng thu được từ việc bán hết cổ phiếu ROS cuối tháng 2/2021 như Cơ quan Cảnh sát điều tra công bố, ông Trịnh Văn Quyết cũng đang là cổ đông lớn của nhiều doanh nghiệp khác đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm bị khởi tố thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm bị khởi tố thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cụ thể, tính đến thời điểm bị tạm giam cuối tháng 3/2022 vì tội thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết vẫn là cổ đông lớn nhất tại FLC với hơn 215,4 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương đương 30,34% vốn tập đoàn này.

Ông Quyết cũng là cổ đông lớn nhất tại Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (GAB) với 7,6 triệu cổ phiếu nắm giữ, chiếm 51,09% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Tại Công ty CP Chứng khoán BOS (ART), cá nhân ông Quyết đang nắm giữ hơn 3,1 triệu cổ phiếu, tương đương 3,26% vốn doanh nghiệp. Tạm tính theo giá thị trường của cổ phiếu ART là 5.100 đồng/đơn vị, lượng cổ phiếu này đóng góp khoảng 16 tỷ đồng vào tổng tài sản của ông Quyết.

Như vậy, tổng giá trị lượng cổ phiếu ông Quyết nắm giữ tại các doanh nghiệp niêm yết hiện nay là trên 2.478 tỷ đồng. Tương đương, tài sản trên sàn chứng khoán của ông Quyết đã giảm gần 2.000 tỷ đồng kể từ khi bị bắt tạm giam.

Bên cạnh đó, ông Quyết còn đang sở hữu lượng lớn vốn tại các doanh nghiệp liên quan FLC nhưng chưa niêm yết.

Dự án tê liệt khi lãnh đạo FLC bị bắt

Nhiều khách hàng mua chung cư, liền kề tại dự án FLC Premier Parc Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đóng hàng trăm tỷ đồng nhưng đang gặp phải tình huống dở khóc, dở cười vì lãnh đạo tập đoàn bị bắt. Dự án ngừng thi công và không biết bao giờ người dân mới nhận được nhà.

Cuối năm 2021, Tập đoàn FLC giao cho Cty CP dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh miền Bắc (bên thứ 3) mở bán căn hộ chung cư CT2 Đại Mỗ. Do chưa đủ điều kiện pháp lý, chủ đầu tư lách luật ký với khách hàng bằng “Văn bản thỏa thuận”. Hiện tòa CT2 mới đang trong quá trình xây tầng hầm nhưng chủ đầu tư đã thu của khách hàng từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay (tháng 8/2022), toàn bộ khách hàng tại đây vẫn chưa được ký hợp đồng mua bán theo như cam kết của chủ đầu tư.

Tòa CT2 đang trong quá trình xây tầng hầm nhưng chủ đầu tư đã thu của khách hàng từ hai trăm triệu đồng đến một tỷ đồng.

Mới đây nhất, vào ngày 4/8/2022, chủ đầu tư tiếp tục làm việc với khách hàng. Tuy nhiên, cuộc làm việc này không đưa ra được cam kết tiến độ và hứa trả lời cư dân liên quan đến hồ sơ dự án vào ngày 20/9 tới.

Hiện, công trường dự án FLC Premier Parc Đại Mỗ khu cao tầng và thấp tầng đều dừng thi công. Công trường bỏ hoang trơ sắt thép hoen gỉ cùng thời gian...

Gần 17 tỷ USD vốn ngoại “rót” vào Việt Nam trong 8 tháng

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng tích cực, lần lượt là 50,7% và 3,6%.

Cơ quan này cho biết, trong 8 tháng qua, có 1.135 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,35 tỷ USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ.

Nhận xét về con số này, Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, mặc dù vốn đăng ý mới trong 8 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ song số dự án đầu tư mới đang tăng lên theo từng tháng kể từ đầu năm và đạt mức cao nhất trong tháng 8. Số dự án đăng ký mới của 8 tháng năm nay đã bằng với 8 tháng năm ngoái.

Như vậy, việc vốn đăng ký mới giảm chủ yếu là do 8 tháng qua không có nhiều dự án có vốn đầu tư lớn trên 100 triệu USD như cùng kỳ năm 2021. Riêng các dự án quy mô lớn đã chiếm tới 62,3% tổng vốn đăng ký mới của 8 tháng năm 2021.

Bất động sản đối mặt với rủi ro cạn tiền

Thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt nhiều rủi ro vì trái phiếu doanh nghiệp BĐS bị kiểm soát, thiếu nguồn cung, cạn dòng tiền.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, từ đầu năm, thị trường BĐS bị tác động bởi hàng loạt yếu tố như nguy cơ lạm phát cao, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại, kéo theo thanh khoản giảm rõ rệt..

Thị trường bất động sản giảm thanh khoản vì thiếu vốn

Thị trường bất động sản giảm thanh khoản vì thiếu vốn

Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường BĐS đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ tăng do chi phí tăng, thanh khoản sẽ giảm. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng thận trọng hơn trong đầu tư. “Nếu không được tháo gỡ, có thể thị trường BĐS có một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra”, ông Đính nhấn mạnh.

Còn theo ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, kinh tế thế giới phục hồi không đều, rủi ro thách thức tăng (chiến tranh dịch bệnh, lạm phát, rủi ro tài chính tăng, rủi ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực). Trong khi đó, kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2022 lại khả quan hơn. Khối DN cũng phục hồi tích cực. Tuy nhiên, ông Lực lưu ý hiện dư nợ tín dụng BĐS vẫn ở mức cao. Đơn cử: Hết tháng 6/2022, nguồn vốn BĐS tăng 14%, tổng dư nợ tín dụng BĐS khoảng 2.36 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2021, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước.

Một tỉnh tại Việt Nam có GRDP cao ngang Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người đạt top 10 cả nước

Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước, có GRDP bình quân đạt khoảng 7.141 USD, tương đương với GRDP bình quân của Thái Lan và GRDP bình quân đầu người đạt 12.154 USD/người (tính cả dầu khí) tương đương 281,2 triệu đồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có GRDP lớn nhất cả nước, cao ngang Thái Lan

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có GRDP lớn nhất cả nước, cao ngang Thái Lan

Cụ thể, Bà Rịa – Vũng Tàu hiện là tỉnh có GRDP bình quân lớn nhất cả nước trong nhiều năm qua. Theo Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 2000 đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu luôn giữ vị trí là địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước (tính cả dầu khí và không tính dầu khí).

Năm 2021, GRDP bình quân đầu người đạt 12.154 USD/người (tính cả dầu khí) tương đương 281,2 triệu đồng và đạt khoảng 7.141 USD/người (không tính dầu khí) tương đương 163,4 triệu đồng. Xét riêng GRDP bình quân không tính dầu khí, GRDP bình quân của tỉnh hiện đang tương tương với Thái Lan (khoảng 7.200 USD, theo dữ liệu của IMF).

Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam.

Thu nhập bình quân của tỉnh luôn lọt top 10 địa phương có thu nhập bình quân cao nhất cả nước gần 20 năm qua.

Năm 2002, thu nhập bình quân của tỉnh xếp thứ 4/63 tỉnh, thành, đạt 0,475 triệu đồng/người/tháng. Đến năm 2021, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng lên đạt 4,419 triệu đồng/người/tháng, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành. Như vậy sau 19 năm, thu nhập bình quân của tỉnh đã tăng hơn 9 lần.

Giá vàng hôm nay 28/8: Giảm sốc, có thể xuống chỉ còn hơn 45 triệu đồng/lượng?

Giá vàng vừa trải qua một tuần biến động mạnh, tương lai sắp tới của kim loại quý sẽ ra sao?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN