Nóng tuần qua: Tiền của người dân đang đổ vào đâu trong thời điểm hiện nay?

Dù lãi tiết kiệm được nhiều ngân hàng đưa xuống mức thấp kỷ lục thời gian gần đây, tuy nhiên lượng tiền nhàn rỗi được người dân mang gửi ngân hàng vẫn tăng mạnh.

Lãi tiết kiệm xuống thấp kỷ lục, người dân vẫn ùn ùn mang tiền gửi ngân hàng

Theo thống kê từ đầu tháng 10, đã có 24 ngân hàng giảm lãi suất huy động. Với động thái giảm mạnh lãi tiết kiệm của nhiều nhà băng thời gian gần đây, mức lãi tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn đã xuống mức thấp kỷ lục. Theo các chuyên gia kinh tế hiện tại lãi suất huy động đã giảm xuống gần 5% so với hồi đầu năm. Dù lãi tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm manh, tuy nhiên người dân vẫn ùn ùn mang tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm để lấy lãi.

Người dân vẫn mang tiền gửi tiết kiệm lấy lãi bởi lo ngại rủi ro ở các kênh đầu tư khác

Người dân vẫn mang tiền gửi tiết kiệm lấy lãi bởi lo ngại rủi ro ở các kênh đầu tư khác

Số liệu mới nhất này vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong tháng 8, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng khoảng 43.723 tỷ đồng. Con số này tăng mạnh so với mức 6.700 tỷ đồng tháng 7 liền trước hay mức 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.

Tính chung 8 tháng, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,43 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 9,68% so với đầu năm, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Cùng với đó, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng cải thiện đáng kể khi có thêm 103.501 tỷ đồng trong một tháng. Tháng 7 liền trước, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng giảm hơn 74.000 tỷ đồng so với tháng 6. Tính đến hết tháng 8, tiền gửi của các tổ chức ở mức 6,013 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1% so với cuối năm ngoái.

Giá chung cư chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m2

Theo Bộ Xây dựng, mức độ quan tâm chung cư đã có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tìm mua chung cư tăng 1% và tìm thuê tăng 6% so với quý trước.

Trong đó, các căn hộ có giá từ 2 - 4 tỷ đồng được tìm kiếm nhiều nhất, tại các thành phố lớn hiện đã có dấu hiệu hấp thụ tốt, tập trung ở phân khúc chung cư, nhà ở giá dưới 10 tỷ đồng tại khu vực trung tâm.

Tại TP HCM, khoảng 60% nguồn cung mới trong 9 tháng đầu năm đến từ một dự án khu đô thị ở phía đông. Khoảng 96% nguồn cung mới của quý đến từ phân khúc cao cấp và 4% nguồn cung mới còn lại thuộc phân khúc hạng sang.

Đáng chú ý, các căn hộ chung cư cao cấp (có mức giá trên 50 triệu đồng/m2) hiện khá đa dạng mức giá, nhiều căn có giá cao chót vót, như dự án Empire City - The Monarch tại khu đô thị Thủ Thiêm có giá khoảng 200 triệu đồng/m2, Thảo Điền Green (TP Thủ Đức) có giá chào bán khoảng 100 triệu đồng/m2, phân khu The Beverly Solari thuộc Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) 47 - 66 triệu đồng/m2.

DN công nhân vệ sinh có 35 tỷ thu lãi gần 9 tỷ đồng mỗi ngày, sở hữu “kho tiền” gần 10.000 tỷ

CTCP Hóa chất Đức Giang (DGC) của Chủ tịch Đào Hữu Huyền - doanh nghiệp từng công bố công nhân vệ sinh có khối tài sản 35 tỷ đồng và kỹ sư sở hữu khối tài sản hơn 100 tỷ đồng đã công bố BCTC quý 3/2023 với doanh thu thuần 2.463 tỷ đồng, giảm 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 839,8 tỷ đồng, giảm 49%. Sau khi trừ giá vốn bán hàng, DGC ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 840 tỷ đồng, giảm 49% so với con số 1.646 tỷ đồng của quý 3/2022.

Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2023 của Hóa chất Đức Giang giảm mạnh so với cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2023 của Hóa chất Đức Giang giảm mạnh so với cùng kỳ

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ 144 tỷ đồng lên 203 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm từ 146 tỷ đồng xuống chỉ còn 118 tỷ đồng,... kết quả doanh nghiệp của đại gia Đào Hữu Huyền ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 864 tỷ đồng, tương đương thu lãi khoảng 9 tỷ đồng mỗi ngày trong quý vừa qua, giảm mạnh so với con số 1.597 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.

Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác, DGC báo lãi sau thuế 803 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2022.

Lợi nhuận "đại gia" bất động sản giảm gần 90%, lương chủ tịch ra sao?

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với doanh thu tăng gần 3.100% so với cùng kỳ, từ 11 tỷ lên 355 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện mạnh, đạt 88%.

Tuy nhiên, doanh thu tài chính sụt giảm mạnh, chưa tới 600 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước con số là 1.249 tỷ đồng - khoản doanh thu đột biến từ việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Địa ốc SG-KL - chủ đầu tư dự án Astral City tại Bình Dương.

Chi phí tài chính trong quý 3 vừa qua giảm 28% xuống 113 tỷ, tương tự chi phí QLDN giảm 32% xuống 45 tỷ đồng. Kết quả, Phát Đạt lãi sau thuế 102 tỷ đồng trong quý 3, giảm 86% so với quý 3 năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của PDR đạt 550 tỷ đồng và lãi ròng đạt 400 tỷ đồng, lần lượt giảm 63% và giảm 71% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp này đã chi ra gần 5 tỷ đồng để trả thù lao cũng như lương cho các cán bộ cấp cao trong quý vừa qua. Trong đó, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt đã nhận thù lao gần 485 triệu trong quý 3/2023, tương đương 161 triệu đồng/tháng. Mức thù lao của ông Nguyễn Văn Đạt đã giảm 84% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Vỡ mộng với homstay: “Chi cả chục tỷ đầu tư, giờ rao bán bằng 1/7 giá vốn vẫn không ai nhòm ngó”

Ôm mộng làm giàu từ kinh doanh homestay, nhiều chủ cơ sở chi hàng chục tỷ đầu tư nhưng chỉ sau vài năm vận hành, đành rao sang nhượng với mức giá chỉ bằng 1/7 giá vốn song vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN