Nóng tuần qua: TGĐ bảo hiểm MVI Life xin lỗi, diễn viên Ngọc Lan tiếp tục hợp đồng bảo hiểm

Ngày 20/4, diễn viên Ngọc Lan có buổi làm việc với Công ty MVI Life Việt Nam, thay đổi một số điều khoản và tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm này.

Tổng Giám đốc bảo hiểm MVI Life xin lỗi diễn viên Ngọc Lan

Ông Đào Văn Đồng - Tổng Giám đốc MVI Life - cam kết lắng nghe mọi giải đáp từ khách hàng. Khi tiếp nhận những chia sẻ của Ngọc Lan, công ty đã lắng nghe thắc mắc, giải thích thêm những quyền lợi, điều khoản có ích cho khách hàng và đã thấu hiểu lý do vì sao khách hàng đưa sự việc lên mạng xã hội.

"Những góp ý của Ngọc Lan giúp chúng tôi xác định điểm cần cải thiện. Với tư cách Tổng Giám đốc, tôi gửi lời xin lỗi với khách hàng Ngọc Lan, vì không cung cấp được dịch vụ hoàn hảo như mong đợi và mong Ngọc Lan chấp nhận lời xin lỗi", ông Đồng cho biết.

Diễn viên Ngọc Lan chia sẻ thông tin mới nhất về hợp đồng bảo hiểm với MVI Life.

Diễn viên Ngọc Lan chia sẻ thông tin mới nhất về hợp đồng bảo hiểm với MVI Life.

Sau khi ly hôn, diễn viên Ngọc Lan chọn mua bảo hiểm để đảm bảo con trai nhận được hỗ trợ tài chính cần thiết trong tình huống không may xảy ra. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng, diễn viên Ngọc Lan nhận thấy có một vài điều chưa thỏa đáng.

Vì vậy, Ngọc Lan livestream nhằm lưu ý mọi người tìm hiểu kỹ thông tin trực tiếp với công ty bảo hiểm, hoặc cần thiết tham vấn luật sư, để hiểu rõ những ràng buộc pháp lý trong hợp đồng bảo hiểm trước khi đặt bút ký kết.

Trước đó, sau khi diễn viên Ngọc Lan livestream, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MVI Life yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; rà soát thông tin về hợp đồng bảo hiểm giao kết và quá trình tư vấn của đại lý bảo hiểm cũng như việc công bố thông tin cho khách hàng khi thay đổi chủ đầu tư và đổi tên doanh nghiệp.

Nhà đầu tư rầm rộ rao bán cắt lỗ BĐS

Trên các trang mạng xã hội, tình trạng rao bán cắt lỗ BĐS diễn ra khá phổ biến trong những tháng gần đây.

Theo khảo sát mới đây của chuyên trang BĐS về xu hướng của nhà đầu tư bất động sản quý I/2023, có 36% nhà đầu tư hiện nay giữ bất động sản chờ thị trường ổn định, quyết định không giao dịch; 29% nhà đầu tư giữ tiền chờ cơ hội tốt hơn để đầu tư; 31% nhà đầu tư hạ giá bất động sản, bán cắt lỗ. Như vậy có 65% nhà đầu tư đang quyết định chờ đợi.

Nhóm có nhu cầu mua ở thực cũng có diễn biến tâm lý, hành động tương tự. Cụ thể, 43% tiếp tục chờ bất động sản giảm giá để mua; 37% mua bất động sản cắt lỗ, giảm giá; 15% không có đủ tiền/không vay được để mua; 4% bỏ kế hoạch mua nhà vì giá vẫn quá cao.

Báo cáo thị trường bất động sản quý I của nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường công bố mới đây đều cho thấy, thị trường bất động sản vẫn trong trạng thái ảm đạm.

Đề xuất cho vay lãi suất 0% với sự cố đặc biệt

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã ký tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) với nhiều điểm mới về phòng ngừa rủi ro.

Dự thảo lần này có điểm mới là bổ sung quy định tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ.

Cụ thể, tổ chức tín dụng sẽ không bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thiếu dự trữ bắt buộc và không tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong giai đoạn bị rút tiền hàng loạt.

Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay “đặc biệt” với lãi suất 0%? (ảnh: Như Ý).

Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay “đặc biệt” với lãi suất 0%? (ảnh: Như Ý).

Các tổ chức tín dụng cũng được vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng khác theo quy định luật này. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản riêng với nhóm này. Đơn cử: mua giấy tờ có giá của ngân hàng trên nghiệp vụ thị trường mở; thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng; tái cấp vốn với tổ chức tín dụng. Sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản phải thu không thu hồi được.

Với khoản vay đặc biệt để tổ chức tín dụng giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, dự thảo quy định lãi suất cho vay là 0%/năm, với thời hạn như cho vay đặc biệt khác.

Ngân hàng được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; không phải thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh...

Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%.

 “Đại gia taxi số 1 một thời” mỗi ngày thu về hơn 3,6 tỷ đồng, lãi cao gấp 4 lần cùng kì

Công ty cổ phần Ánh dương Việt Nam Vinasun vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023. Theo đó, doanh thu thuần Vinasun đạt 326 tỷ đồng, gấp đôi so với quý 1/2022. Lợi nhuận gộp của Vinasun đạt 75 tỷ đồng, tăng 108%. Doanh thu tài chính cũng tăng mạnh 137% lên 10 tỷ đồng. Khấu trừ đi các chi phí khác, Vinasun báo lãi sau thuế gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ, đạt 53 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp Vinasun  có lãi trở lại sau 8 quý chìm trong thua lỗ.

Năm 2023, Vinasun dự kiến tổng doanh thu và thu nhập khác tăng lên 1.377 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng lên 209 tỷ đồng. Như vậy, sau quý 1, Vinasun đã hoàn thành được hơn 25% mục tiêu về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

Ủy ban chứng khoán cảnh báo nhà đầu tư về loạt ứng dụng Infina, Savenow, Greenstock

UBCKNN đã có cảnh báo tới các nhà đầu tư về hiện tượng một số doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kinh doanh chứng khoán nhưng không được UBCKNN cấp phép.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn một số doanh nghiệp tiếp tục có dấu hiệu hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (app Infina, Savenow, BUFF,…), hoạt động môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ chứng khoán (website www.greenstock.vn, app Greenstock).

Những quảng cáo hấp dẫn, lợi nhuận cao từ Infina. Ảnh: Tuổi trẻ

Những quảng cáo hấp dẫn, lợi nhuận cao từ Infina. Ảnh: Tuổi trẻ

Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

UBCKNN tiếp tục cảnh báo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh.

Thành phố của Việt Nam được định hướng thành trung tâm KT, tài chính, dịch vụ châu Á

Bộ mặt của thành phố là dải skyline nhà cao tầng hoành tráng không thua kém các nước châu Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN