Nóng tuần qua: Techcombank lãi kỉ lục, nhân viên được trả lương bao nhiêu?
Quý I/2024 trở thành quý có lãi cao nhất trong lịch sử của Techcombank.
Lãi kỉ lục, nhân viên của Techcombank được trả lương bao nhiêu?
Kết quả kinh doanh quý I/2024. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ, thực hiện được 28,8% kế hoạch lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ở mức 6.277 tỷ đồng, tăng 38,3%.
Như vậy, quý I/2024 trở thành quý có lãi cao nhất trong lịch sử của Techcombank.
TCB tăng mạnh sau khi Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I/2024
Trong quý I, thu nhập lãi thuần (NII) đạt gần 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 30,2% so với cùng kỳ và 11,9% so với quý IV/2023. Techcombank cho biết kết quả này đến từ tăng trưởng tín dụng và chi phí vốn được cải thiện từ mức 4,2% vào quý IV/2023 xuống 3,4%.
Techcombank kết thúc quý I với khoảng 13,8 triệu khách hàng, bổ sung thêm khoảng 370.000 khách hàng mới trong quý. Tính đến cuối quý I/2024, Techcombank có 11.497 nhân viên, tiếp tục giảm so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, chi phí bình quân nhân viên đã được cải thiện lên mức 49,2 triệu đồng/người/tháng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các ngân hàng niêm yết.
2 phiên đấu thầu vàng miếng bị hủy
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã có ba lần gọi thầu, trong đó có tới 2 lần bị huỷ.
Trong lần gọi thầu đầu tiên, theo giới kinh doanh, họ không kịp chuyển tiền đặt cọc do thông báo mời thầu được gửi sát giờ đóng cửa của các ngân hàng vào thứ 6 tuần trước, nên phiên đấu thầu bị hủy.
Lần thứ hai, đấu thầu được tổ chức thành công nhưng chỉ có 2 trên 11 đơn vị trả giá với khối lượng trúng là 3.400 lượng và Ngân hàng Nhà nước còn ế 13.400 lượng vàng miếng. Hầu hết đơn vị tham gia "không thỏa mãn" với mức giá sàn do Ngân hàng Nhà nước công bố khi xét tới việc phải bỏ ra lượng vốn lớn trong bối cảnh giá thế giới có xu hướng đi xuống.
Trong lần gọi thầu mới nhất sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước cũng chào thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, nhưng không thông báo chi tiết giá tham chiếu.
Công ty liên quan Vạn Thịnh Phát chậm trả gần 5.900 tỷ nợ trái phiếu
Công ty cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.
Thông tin được nêu trong bản báo cáo tình hình thanh toán nghĩa vụ trái phiếu gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Nguyên nhân được Công ty Bông Sen đưa ra là tài khoản đang bị phong tỏa
Đáng chú ý, số tiền lãi phạt trả chậm trong năm 2023 đang lớn gấp 6 lần tiền lãi vay, lần lượt là 910,9 tỷ so với 150,5 tỷ đồng. Như vậy, tiền lãi tính chung đang tương đương gần một phần tư giá trị khoản vay nợ gốc.
Lô trái phiếu bị chậm trả gốc và lãi được phát hành từ tháng 10/2021 do Chứng khoán Tân việt (TVSI) thu xếp. Tổng giá trị dư nợ là 4.800 tỷ đồng, lãi suất 10,5% một năm và có hạn trả lãi định kỳ 3 tháng một lần. Ban đầu lô này có kỳ hạn 5 năm, nhưng về sau kỳ thanh toán gốc dời lại thành cuối tháng 6 năm nay.
Tình hình hiện tại của sá xị Chương Dương
Báo cáo tài chính quý I/2024 mới đây của Công ty CP Nước giải khát Chương Dương (mã chứng khoán: SCD) cho thấy doanh thu thuần đạt 56,8 tỉ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính của Chương Dương tăng gấp 10 lần so với quý I/2022, đạt hơn 1,1 tỉ đồng, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và cổ tức, lợi nhuận được chia.
Mặc dù vậy, các khoản doanh thu trên vẫn không đủ giúp doanh nghiệp này có lãi khi chi phí tài chính tăng gấp 2,5 lần, lên 9,9 tỉ đồng. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng tăng gần 65% so với cùng kỳ.
Theo đó, sau khi trừ các chi phí, Chương Dương báo lỗ sau thuế gần 17 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 2,7 tỉ đồng. Đây là quý thứ 13 liên tiếp mà doanh nghiệp thua lỗ. Tuy nhiên, khoản lỗ trong quý này đã giảm khá nhiều so với khoản lỗ của ba quý liền trước.
Không phải ai cũng biết ý nghĩa tên gọi của các tỉnh ở Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]