Nóng tuần qua: Tàu bay về đến Việt Nam, “tân binh” hàng không đã sẵn sàng cho chuyến bay đầu tiên

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vietravel Airlines đã sẵn sàng cho việc cất cánh chuyến bay đầu tiên trong thời gian sớm nhất.

Tàu bay đầu tiên của Vietravel Airlines về Việt Nam

Mới đây, hãng hàng không Vietravel Airlines đón tàu bay đầu tiên về đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tàu bay đầu tiên của Vietravel Airlines là Airbus A321CEO, có tầm bay tối đa 5.950 km, sức chứa tối đa 220 hành khách. 

Vietravel Airlines cho biết hãng đang nhanh chóng hoàn thiện đội tàu bay cũng như đáp ứng các yêu cầu cần thiết để có thể nhận chứng chỉ nhà khai thác tàu bay (AOC) của Cục Hàng không. Toàn bộ nguồn nhân lực và kỹ thuật của Vietravel Airlines đã sẵn sàng cho việc cất cánh chuyến bay đầu tiên trong thời gian sớm nhất.

Vietravel Airlines đã sẵn sàng cho việc cất cánh chuyến bay đầu tiên trong thời gian sớm nhất.

Vietravel Airlines đã sẵn sàng cho việc cất cánh chuyến bay đầu tiên trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, ngày 29/10, Bộ Giao thông Vận tải đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines.

Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được cấp cho Vietravel Airlines ghi rõ hãng hàng không này có vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Đây là mức vốn tối thiểu để hãng khai thác trên 30 máy bay.

Thu ngân sách nhà nước đã cán mốc hơn 1 triệu tỷ đồng

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán và 95,9% cùng kỳ năm 2019. 

Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước đạt khoảng 131.089 tỷ đồng, tăng 6,1%. Thu cổ tức và lợi nhuận còn lại thậm chí tăng 41,6%, ước đạt khoảng 69.094 tỷ đồng. 

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng do ngành thuế quản lý ước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng.

Tổng cục Thuế đánh giá thu ngân sách trong những tháng gần đây có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt dự toán do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu ngân sách.

Hàng không tư nhân xin ưu đãi, Bộ GTVT nói gì?

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nhận được câu hỏi về việc Chính phủ có cho các hãng hàng không tư nhân vay ưu đãi hay không, sau khi Vietnam Airlines được hỗ trợ về tài chính.

Trả lời, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết các hãng bay được hỗ trợ một cách bình đẳng sau khi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ GTVT đã cùng các bộ, ngành khác đề xuất và ban hành một số chính sách hỗ trợ trong bối cảnh hiện nay như giảm giá dịch vụ hàng không, giảm phí mặt đất, giảm thuế nhiên liệu bay...

Bình đẳng, nhưng Vietnam Airlines có sự khác biệt so với các hãng bay tư nhân do có vốn Nhà nước. Do vậy, việc bảo toàn vốn Nhà nước là khía cạnh để soi xét. Vốn Nhà nước ở đó thì cần hỗ trợ thế nào. Việc hỗ trợ các hãng tư nhân cũng phải bình đẳng, nhưng cần xem xét vốn chủ sở hữu xuất phát từ đâu.

Hiện tại, Chính phủ là chủ sở hữu 86% vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines. Quốc hội mới cho phép Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho hãng bay này vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Việt Nam thuộc top 5 quốc gia đứng đầu về dòng chảy thương mại quốc tế

Theo báo cáo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 (GCI) do DHL và Trường kinh doanh Stern của Đại học New York vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước có sự phát triển tốt hơn dự đoán, dựa trên GDP bình quân đầu người, dân số và khoảng cách địa lý. 

Trong đó, Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng dòng chảy thương mại và xếp thứ 5, trong khi đa số quốc gia trong top 10 sụt giảm hoặc duy trì vị trí.

"Việt Nam đặc biệt vượt trội trong khu vực về chiều sâu, nghĩa là tương quan giữa dòng chảy quốc tế và hoạt động quốc nội, với vị thế dẫn đầu, lẫn chiều rộng (dòng chảy quốc tế được trải rộng. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối thủ mạnh của Trung Quốc về sản xuất dệt may và ngày càng mạnh hơn về các sản phẩm công nghệ cao", báo cáo nêu.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả này có được trong bối cảnh Đông Nam Á hưởng lợi từ mối liên kết chặt chẽ với mạng lưới chuỗi cung ứng rộng khắp châu Á, cùng các cải tiến về chính sách của ASEAN với chủ trương hội nhập kinh tế khu vực.

Bộ Kế hoạch Đầu tư hỗ trợ hàng trăm nghìn doanh nghiệp chuyển đổi số

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đến năm 2025. Dự kiến có hàng trăm nghìn doanh nghiệp được tiếp cận. Chương trình đặt mục tiêu trong năm 5 năm, 100% doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Trong đó, tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp.

Đặc biệt, Bộ KHĐT đặt mục tiêu hỗ trợ tối thiểu 100 doanh nghiệp chuyển đổi số một cách toàn diện. Theo đó, sẽ nhắm đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để giúp chuyển đổi số một cách toàn diện, tạo ra các giá trị gia tăng bền vững, năng cao hiệu quả trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nóng tuần qua: Nhiều quy định mới siết chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Theo đề xuất của Bộ Công thương, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có vốn đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN