Nóng tuần qua: Sáu tháng, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 1,81%

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái do Covid-19 và tiếp tục xấu hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế, cố gắng tăng trưởng dương trong năm 2020.

Quý 2/2020 tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội của Đại hội Đảng XIII - chủ trì phiên họp toàn thể vao sang 28/8 cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Các nước đều tung ra gói hỗ trợ rất lớn, nới lỏng chính sách tài khóa. Tuy vậy, tình hình kinh tế thế giới vẫn bị tác động nặng nề.

Đối với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Chúng ta đã quyết tâm, quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta vào cuộc với tinh thần chống dịch như chống giặc, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế. Tuy vậy, quý II/2020, chúng ta chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Sáu tháng, chỉ tăng trưởng 1,81%. Sau hơn 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, dịch bước vào giai đoạn 2 với ca nhiễm đầu tiên ở Đà Nẵng vào tháng 7/2020.

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng đề nghị thảo luận, cần sửa đổi, bổ sung nội dung gì trong đánh giá tình hình, kết quả, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân trước xuất hiện của Covid-19, trong đó cần làm rõ các khó khăn, thách thức, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội 2020, từ đó bổ sung các bài học, kinh nghiệm rút ra sau thời gian phòng chống dịch.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần rà soát, điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới, nhất là chỉ tiêu chịu tác động lớn của dịch bệnh như tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người.

Tổng cục Thuế bác tin phải nộp "phí bôi trơn" khi đăng ký xe hơi ở Hà Nội

Tổng cục Thuế vừa phát đi công văn phản bác thông tin báo chí cho biết người dân đăng ký xe hơi lần đầu tại Chi cục Thuế Đông Anh, Hà Nội phải chi tiền lót tay.

Tổng cục Thuế cho biết, Chi cục Thuế Đông Anh khẳng định không gây khó khăn, vòi vĩnh để nhận tiền bôi trơn, đồng thời, trích xuất camera không thấy dấu hiệu bất thường của việc đưa hay nhận tiền giữa người nộp thuế và công chức ngành thuế.

Tổng cục Thuế bác tin phải nộp "phí bôi trơn" khi đăng ký xe hơi ở Hà Nội

Tổng cục Thuế bác tin phải nộp "phí bôi trơn" khi đăng ký xe hơi ở Hà Nội

Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, bộ phận một cửa của Chi cục Thuế Đông Anh có nhiệm vụ tiếp nhận các hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, do người nộp thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, bao gồm: hồ sơ nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, các văn bản giấy tờ khác.

Tại bộ phận một cửa có 2 camera giám sát trực tiếp chuyển hình ảnh về bộ phận hành chính và lãnh đạo Chi cục Thuế theo dõi. Mọi thủ tục hành chính, đặc biệt là xử lý hồ sơ nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy đều được giải quyết nhanh chóng, chính xác.

Phạt đến 200 triệu nếu vi phạm kinh doanh đa cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiệu lực từ ngày 15/10. 

Trong đó, các mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh đa cấp cũng được quy định cụ thể. 

Các doanh nghiệp yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc, nộp tiền hoặc mua hàng hóa để được ký hợp đồng bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng. Hành vi cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người tham gia mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa cũng chịu mức phạt tương đương.

Đặc biệt, số tiền phạt sẽ tăng gấp đôi nếu hành vi vi phạm được thực hiện từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Trường hợp thu lợi bất chính đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500 triệu đồng, mức phạt lên đến 30-50 triệu đồng.

Kiểm tra hơn 300 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Thủ tướng vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh nội dung hiện nay, có tới hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở các địa bàn. Điều này khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn, đặc biệt là gây lãng phí tài nguyên đất.

Việc này khiến bộ mặt thủ đô trở nên nhếch nhác, người dân sống trong vùng quy hoạch dự án, gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề lãng phí tài nguyên đất.

Thông tin cũng phản ánh thực tế hiện nay, không ít dự án được quy hoạch có tuổi đời từ 10 đến 20 năm vẫn nằm "đắp chiếu", khiến quỹ đất hoang hóa ngày một gia tăng.

Đáng nói, ngoài việc đất bị bỏ hoang, tại một số dự án cũng đang xuất hiện tình trạng chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, dẫn đến nhiều tranh chấp, chiếm dụng, gia tăng vấn đề mất trật tự, văn minh đô thị.

Vốn FDI vào Việt Nam thấp nhất 4 năm

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 8 tháng từ đầu năm cho thấy, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, đây cũng là mức vốn FDI vào Việt Nam thấp nhất 4 năm gần đây (kể từ 2017).

Trong đó, số lượng dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng giảm hơn 25% so với cùng kỳ, với 1.797 dự án và tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD, tăng 7%.

Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn 4 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn đăng ký mới.

Về vốn điều chỉnh, có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn, giảm 21% so với cùng kỳ, nhưng tổng vốn đăng ký lại tăng thêm 22%, đạt trên 4,87 tỷ USD.

Nữ đại gia 26 tuổi đã giàu cả nước biết tiếng, nay lộ tin chấn động không ai ngờ

Mới đây, theo tài liệu điều tra của một kênh truyền hình, nữ đại gia này có quốc tịch Síp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN