Nóng tuần qua: Sắp lộ diện những “ông lớn” đóng thuế thu nhập doanh nghiệp "khủng" nhất Việt Nam
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V.1000) năm 2019 sẽ được công bố chính thức trong thời gian tới.
Công khai 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (V.1000) năm 2019 sẽ được công bố chính thức trong thời gian tới.
Tổng cục Thuế sẽ xác định danh sách xếp hạng V.1000 trên cơ sở mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hàng năm, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế. Danh sách xếp hạng V 1.000 nhằm mục đính tôn vinh doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật thuế. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp bị cơ quan Thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện sai phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý vi phạm theo đúng quy định.
Sẽ công khai 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Theo kết quả thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V. 1000 năm 2019 chiếm 61,5% tổng thu ngân sách nhà nước, bằng 118,1% so với số đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2018.
Vô hiệu hoá tài khoản ngân hàng không hoạt động sau 90 ngày
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lấy ý kiến rộng rãi với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47 ngày 31/12/2014 quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất sẽ vô hiệu hoá tài khoản ngân hàng không hoạt động sau 90 ngày
Trong đó, cơ quan này đề xuất sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 4 Điều 6 quy định và thực hiện việc thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày hoặc các tài khoản trong trạng thái không kích hoạt trong một khoảng thời gian.
Quy định áp dụng cho các tài khoản của nhân viên ngân hàng truy cập vào hệ thống thanh toán thẻ.
Sẽ đóng cửa các trạm “né” thu phí điện tử không dừng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quyết định tạm dừng hoạt động thu phí đối với các dự án có trạm thu phí không chuyển sang thu điện tử không dừng theo đúng quy định của pháp luật.
Yêu cầu trên được nêu rõ trong Chỉ thị số 39/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ triển khai và tăng cường sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.
Chỉ thị nêu rõ, việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng để thay thế cho phương thức thu phí thủ công, một dừng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ bắt buộc, nhằm minh bạch trong hoạt động thu phí, văn minh, thuận tiện cho người tham gia giao thông, tiết kiệm chi phí xã hội.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tại tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung, quyết liệt chỉ đạo triển khai các dự án thu phí điện tử không dừng (dự án thu phí không dừng giai đoạn 1 và giai đoạn 2) đảm bảo tiến độ, chất lượng, kết nối liên thông, đồng bộ, an toàn, bảo mật theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định số 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Kiến nghị giảm phí công đoàn còn 1% quỹ lương
Mới đây, các hiệp hội ngành hàng gồm dệt may, chế biến và xuất khẩu thủy sản, chè, da giày - túi xách, lương thực thực phẩm và hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam đã có công văn đóng góp ý kiến xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.
Các hiệp hội cho rằng có sự không đồng nhất giữa Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Công đoàn về kinh phí hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó, không có cơ sở để áp dụng thu kinh phí công đoàn.
Trong trường hợp Quốc hội quyết định tiếp tục thu kinh phí công đoàn từ người sử dụng lao động, các hiệp hội kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ lương. Lý do là doanh nghiệp hiện đã tự nguyện cung cấp nhiều lợi ích cho người lao động, ngoài những lợi ích lao động được hưởng từ kinh phí công đoàn.
Đồng thời, theo đại diện các cộng đồng doanh nghiệp này, tỷ lệ đóng nên linh hoạt thay đổi theo từng thời kỳ, tùy tình hình kinh tế xã hội.
Covid-19 khiến 4,4 triệu người Việt mất việc làm
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động, việc làm quý III tại Việt Nam. Theo đó, tính đến tháng 9, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Số này bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập (khoảng 21,9 triệu người), gần 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên (khoảng 12,7 triệu người) và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh (khoảng 4,45 triệu người).
Lao động trong một số ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ôtô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%).
Lãnh đạo Bộ Công thương đã lên tiếng chính thức về thông tin này.
Nguồn: [Link nguồn]