Nóng tuần qua: Nhà nhà, người người đua nhau gửi tiết kiệm khi lãi suất ngân hàng tăng cao

So với cuối năm 2021, nhìn chung, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 3% đến 4%.

Lãi suất tăng cao, tiền lại ùn ùn đổ về ngân hàng qua kênh tiết kiệm

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 11/2022, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 11,5 triệu tỷ đồng, tăng 126.938 tỷ đồng so với tháng 10.

Trong đó, tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng gần 84.600 tỷ đồng so với tháng trước lên hơn 5,74 triệu tỷ đồng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng 42.341 trong tháng 11 lên 5,8 triệu tỷ đồng.

Lãi suất liên tục tăng trong năm 2022

Lãi suất liên tục tăng trong năm 2022

So với đầu năm 2022, tổng tiền gửi của toàn hệ thống tăng 5,5%, tương đương tăng hơn 607.700 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi dân cư tăng 8,38%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 2,9%.

Thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng, tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11% (số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên)…

So với cuối năm 2021, nhìn chung, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng hiện nay đã tăng khoảng 3% - 4% ở các kỳ hạn trên 6 tháng và trên 12 tháng.

Tiền của nhà đầu tư nằm ở công ty chứng khoán giảm mạnh

Thống kê tại 78 công ty chứng khoán trên thị trường, lượng tiền gửi khách hàng tại ngày 31/12/2022 khoảng 62.000 tỷ đồng, giảm hơn 13.000 tỷ đồng so với cuối quý III/2022. Trong đó, mức giảm tại 20 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường là khoảng 10.000 tỷ đồng. Thống kê này không quá khó hiểu khi thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua quý biến động mạnh nhất và đóng cửa năm với mức giảm hơn 30%.

Sự hồi phục của thị trường trong nửa sau của quý IV/2022 khiến nhà đầu tư vẫn chưa thể tham gia thị trường với tâm lý ổn định. Lượng “tiền gửi của khách hàng” tại các công ty chứng khoán tiếp tục giảm trong quý IV/2022, đánh dấu quý giảm thứ tư liên tiếp.

Thống kê cụ thể, lượng tiền gửi khách hàng giảm tại 18/20 công ty chứng khoán lớn nhất trên thị trường. Có hai đơn vị ghi nhận mức tăng là Chứng khoán KIS (Việt Nam) và Yuanta Việt Nam, song mức tăng không lớn, chỉ đạt 135 tỷ đồng và 71 tỷ đồng.

Cỗ máy kiếm tiền của Google “chao đảo” vì lệnh mới của Mỹ

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã đệ đơn kiện chống độc quyền thứ hai đối với Google chỉ trong hơn 2 năm. Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính phủ Hoa Kỳ không lùi bước trước các vụ kiện chống lại các công ty công nghệ ngay cả khi có nhiều hồ sơ hỗn hợp trước tòa về các vụ kiện chống độc quyền.

Trong vụ kiện này, DOJ nhằm vào bộ phận kinh doanh quảng cáo trực tuyến, vốn được coi là cỗ máy in tiền của Google. Họ cũng tìm cách khiến Google phải rút bớt khỏi các hoạt động kinh doanh cốt lõi này. Đây là vụ kiện đầu tiên nhằm vào Google dưới Chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Nóng tuần qua: Nhà nhà, người người đua nhau gửi tiết kiệm khi lãi suất ngân hàng tăng cao - 2

Vụ kiện trước đó được đệ trình vào tháng 10 năm 2020 dưới thời chính quyền Donald Trump, cáo buộc Google sử dụng quyền lực được cho là độc quyền của mình để “cắt đứt” sự cạnh tranh về tìm kiếm trên internet thông qua các thỏa thuận loại trừ. Vụ án đó dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào tháng 9 tới đây.

Hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google đã tạo ra 54,5 tỷ USD trong quý kết thúc vào 30/9. Số tiền này tới từ quảng cáo trên trang tìm kiếm, YouTube, Google Network và các kênh khác.

Google cũng phải đối mặt với ba vụ kiện chống độc quyền khác từ nhóm các Tổng chưởng lý tiểu bang, bao gồm một vụ tập trung vào hoạt động kinh doanh quảng cáo do Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton đứng đầu.

Đề xuất cho cộng đồng cư dân tự cải tạo chung cư cũ

Trước việc cải tạo chung cư cũ "giậm chân tại chỗ", các chuyên gia cho rằng, Hà Nội cần có cơ chế đặc thù để đẩy nhanh cải tạo chung cư cũ.

Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Lê Quốc Hiệp bày tỏ, khu tập thể Văn Chương (quận Đống Đa) có một số căn diện tích 10m2. Trong trường hợp này, nếu bố trí tái định cư tại chỗ sẽ rất khó khăn vì căn hộ tái định cư sẽ bé hơn diện tích tối thiểu quy định (kể cả được đền bù theo hệ số K = 2), phần diện tích dôi ra, họ không có tiền mua thì xử lý bằng cách nào?

“Do đó nếu không có cơ chế đặc thù cho từng khu tập thể riêng biệt thì sẽ khó có chuyển biến trong cải tạo chung cư cũ”, ông Hiệp nói.

Trong khi đó, Chuyên gia Đào Ngọc Nghiêm lại cho rằng, để giải phóng mặt bằng, cải tạo chung cư cũ nhanh, cần có hành lang pháp lý để cho cộng đồng cư dân tự xây dựng.

Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội thống kê, hiện có 1.579 chung cư cũ (2 - 5 tầng), tập trung trong 76 khu với khoảng 1.300 nhà còn là nhà riêng lẻ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960-1994. Trong đó 4 quận nội thành có tới gần 1.000 nhà chung cư.

Hầu hết các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ và không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Công việc mới xuất hiện kiếm 35 triệu trong 7 ngày Tết, tìm không ra người làm

Công việc này có thể kiếm được hàng chục triệu trong 7 ngày Tết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN