Nóng tuần qua: Người dân sẽ sớm được mua điện một giá thay vì giá điện bậc thang?
Bộ Công Thương đang tiếp tục lấy ý kiến về biểu giá điện, trong đó có phương án một giá. Thủ tướng sẽ quyết định để áp dụng từ đầu 2021.
Đầu năm sau khách hàng có thể được mua điện một giá
Để khắc phục tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao vừa qua, Bộ Công Thương đang lên phương án cho việc sửa biểu giá điện trong thời gian tới.
Trong đó, ngoài các phương án giá điện bậc thang, Bộ Công Thương đã bổ sung thêm phương án điện một giá. Việc lấy ý kiến sẽ được triển khai tiếp trong tháng 8. Sau đó đến quý III, Bộ sẽ trình Thủ tướng.
Nếu chọn một giá có thể tính theo giá điện bình quân.
Bộ Công Thương cũng sẽ trình thêm đề xuất để khách hàng có thể được quyền lựa chọn giá bán lẻ điện cho sinh hoạt. Sau khi Thủ tướng phê duyệt, sẽ ban hành biểu giá mới từ đầu năm 2021.
Như vậy, Bộ này sẽ trình nhiều phương án tính giá điện trong kỳ sửa biểu giá cuối năm nay. Thủ tướng sẽ quyết định cuối cùng việc tính giá điện theo cách nào.
Trước đó, về biểu giá điện sinh hoạt, Bộ Công Thương chủ trương giảm số bậc thang giá điện sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó sẽ nâng mức tiêu thụ bậc 1 lên tới 100 kWh. Điều chỉnh các bậc thang từ 201 kWh đến 400 kWh thành một bậc; bổ sung bậc thang giá điện trên 700 kWh/tháng cho phù hợp với thực tế sử dụng điện của người dân.
Trong khi đó, nếu chọn một giá có thể tính theo giá điện bình quân.
Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kịch bản tăng trưởng năm nay, một số cân đối vĩ mô và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Về tình hình sản xuất kinh doanh, Bộ NN&PTNT cho biết tính đến giữa tháng 7, cả nước gieo cấy được 6,4 triệu ha. Diện tích đã thu hoạch đạt 3,6 triệu ha, sản lượng khoảng 23,15 triệu tấn thóc.
Xuất khẩu gạo 7 tháng đạt gần 4 triệu tấn với giá trị đạt 2 tỷ USD
Xuất khẩu gạo 7 tháng đạt gần 4 triệu tấn với giá trị đạt 2 tỷ USD, giảm khoảng 1,5% về khối lượng so cùng kỳ nhưng giá trị thu về tăng khoảng 11%. Việt Nam là nước có sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo cao thứ 2 thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành.
Bộ NN&PTNT dự kiến tăng trưởng toàn ngành đạt 2,6-3% trong năm nay. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,85%; thủy sản tăng 3%; lâm nghiệp tăng 2,57%; phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 41 tỷ USD.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc
Từ 6/8, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng giảm còn 0,5%/năm, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với mức cũ. Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng giữ nguyên ở mức 0%/năm.
Song song đó, lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chín sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước là 0,8%/năm từ ngày 6/8, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đây.
Hồi tháng 5, cơ quan quản lý tiền tệ đã điều chỉnh giảm một loạt lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.
Vietnam Airlines giảm một nửa lương tiếp viên, phi công
Theo báo cáo kế hoạch kinh doanh 2020 của Vietnam Airlines, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh lương của người lao động để ứng phó với dịch Covid-19.
Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến trong năm 2020 giảm lương phi công hơn 52% so với năm ngoái, từ 147 triệu xuống còn bình quân 77 triệu đồng/tháng. Lương trung bình của tiếp viên, lao động mặt đất của hãng dự kiến cũng giảm lần lượt gần 48% và 44,5%, còn 13,8 triệu và 14 triệu đồng/tháng.
Tổng số lao động của Vietnam Airlines cũng giảm hơn 1.650 người so với năm 2019. Hiện tại, hãng có 945 phi công, trong đó 130 phi công người nước ngoài.
Đây là động thái cắt giảm chi phí của hãng hàng không quốc gia trong giai đoạn cạn tiền mặt vì dịch Covid-19. Theo ông Trần Thanh Hiền, kế toán trưởng của doanh nghiệp, Vietnam Airlines đã cắt giảm tối đa chi phí, trong đó có chi phí tiền lương cho lao động, tiết kiệm 4.300 - 4.500 tỷ đồng trong năm 2020.
Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến khai thác các đường bay quốc tế và nội địa, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 40.586 tỷ đồng, giảm 40,5% so với thực hiện năm 2019.
Có thể không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Tại phiên họp thứ 2 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia bàn về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 mới diễn ra gần đây, sau khi đánh giá ý kiến của các bên và căn cứ tình hình khó khăn của doanh nghiệp, thị trường, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu để có ý kiến về những kiến nghị tới Chính phủ.
Trong đó, hai nội dung được lấy ý kiến bao gồm không điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021 và chưa áp dụng việc tính lương tối thiểu theo giờ. Tuy nhiên, trước hai đề xuất này các thành viên đại diện của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã từ chối bỏ phiếu và xin rút khỏi cuộc họp.
Kết quả, 9/13 thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia chấp thuận phương án không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.
Trước đó, đại diện Tổng liên đoàn lao động cũng đề xuất hai phương án lương tối thiểu năm 2021 với mức tăng bình quân 3,95% áp dụng từ 1/7/2021, hoặc tăng bình quân 2,5% từ 1/1/2021 nhưng cũng không được chấp thuận.
Do một số loại giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam thấp hơn các biển trong khu vực, đặc biệt phí bốc, dỡ container,...
Nguồn: [Link nguồn]