Nóng tuần qua: Người có tiền đang đổ vào đâu khi lãi suất tiết kiệm liên tục giảm?
Để hỗ trợ nền kinh tế và sự phục hồi của các doanh nghiệp, từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Lãi tiết kiệm điều chỉnh mạnh, nhà đầu tư mạnh tay chi tiền tỷ săn bất động sản
Thời gian qua các Ngân hàng thương mại cũng mạnh tay giảm lãi suất tiết kiệm huy động từ người dân. Theo đó, mức lãi tiết kiệm từ gần mức 12%/năm cuối năm 2022 đã giảm sâu xuống quanh mức 7-8%/năm với các kỳ hạn dài.
Việc lãi tiết kiệm và lãi suất cho vay liên tục được các ngân hàng điều chỉnh theo xu hướng giảm đã kích thích dòng tiền dần chuyển dịch sang các kênh đầu tư khác. Theo đó, cùng với sự sôi động của thị trường chứng khoán thời gian gần đây, thị trường BĐS cũng bắt đầu có sự chuyển dịch khi nhu cầu tìm kiếm tăng cao hơn so với nửa đầu năm.
Nhiều nhà đầu tư sẵn tiền nhàn rỗi bắt đầu săn tìm BĐS phù hợp khả năng tài chính
Nhiều người có nhu cầu ở thực và nhà đầu tư đã tính đến chuyện vay thêm vốn ngân hàng để hiện thực hóa ước mơ sở hữu đất nền, nhà ở của mình. Không chỉ khách mua nhỏ lẻ, những nhà đầu tư “tay to” cũng cho biết, từ đầu năm tới nay họ đã chi hàng chục tỷ vào bất động sản để “bắt đáy”.
Ông Nguyễn Anh Quê, một nhà đầu tư đến từ Hà Nội tiết lộ, kể từ đầu năm 2023 trở lại đây, ông đã chi hàng chục tỷ vào bất động sản để “bắt đáy”. Nhà đầu tư này sử dụng vốn tự có và dự tính sẽ sử dụng đòn bẩy vào thời điểm cuối năm 2023 để “đón sóng”. Chia sẻ về lý do “mạnh tay” chi tiền vào bất động sản, vị này dự đoán, thị trường địa ốc đang có nhịp tốt để đón sóng. Với dự đoán thị trường sẽ sôi động từ năm 2024 trở đi, ông Quê dự tính sẽ sử dụng đòn bẩy ngân hàng để đầu tư vào bất động sản trong giai đoạn tới.
Cùng với đó, một lãnh đạo sàn bất động sản ở Hà Nội cũng tiết lộ rằng, lượng nhà đầu tư “tay to”, vốn lớn đang vào cuộc “săn hàng” sau một thời gian dài nghiên cứu thị trường.
Thị trường chứng khoán trải qua phiên cuối tuần lao dốc thảm
Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua phiên giao dịch cuối tuần cực kì tệ hại. Áp lực bán gia tăng mạnh trên diện rộng khiến các cổ phiếu và các nhóm ngành đồng loạt chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên giao dịch. Gần như tất cả các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đều giảm.
Áp lực bán tháo càng về cuối phiên càng diễn biến tồi tệ. Hàng trăm mã giảm kịch sàn.
Cổ phiếu ngân hàng hầu hết giảm sâu trên 5%, trong đó VPB, SHB, EIB đều giảm kịch sàn. Riêng VCB tăng 0,11%. Cổ phiếu bất động sản cũng ngập tràn bởi sắc "xanh lơ" như BCM giảm 5,56%, VRE giảm 4,9%, KDH giảm 6,62%, VCG giảm 4,85%.
VN-Index chốt phiên giảm 55,89 điểm (4,5%) xuống còn 1.177,99 điểm. HNX Index giảm 14,01 điểm, tương đương để mất 5,06%, còn 235,96 điểm. Upcom Index giảm 0,93 điểm, tương đương 0,99%, còn 92,74 điểm.
Phiên này, nỗ lực của VCB không đủ sức chống đỡ cho thị trường. Cổ phiếu này góp cho Vn-Index 0,14 điểm. Trong khi đó, loạt mã lớn kéo thị trường tụt dốc không phanh. Riêng VIC đã lấy đi của chỉ số chính tới 4,61 điểm.
Nợ thuế gần 11 tỷ đồng, một doanh nghiệp sàn HOSE nhận 12 quyết định cưỡng chế thuế
Cục thuế TP. HCM vừa có 12 quyết định cưỡng chế thuế về quản lý thuế đối với Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji (sàn HOSE: KPF) hơn 10,8 tỷ đồng. Các quyết định được ban hành ngày 26/7/2023.
Lý do được đưa ra bởi KPF nợ tiền thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định. Như vậy, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu KPF có thể được HOSE bổ sung vào diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin).
Về kết quả kinh doanh, trong quý 2/2023, lãi ròng KPF giảm 73% so với cùng kỳ năm trước xuống còn hơn 8 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Đầu tư tài sản Koji nợ thuế hơn 10,8 tỷ đồng
KPF cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh là do quý 2 năm trước Công ty đã ghi nhận doanh thu từ chuyển nhượng cổ phần tại Công ty TTC Deluxe Sài Gòn nhưng đến quý 2 năm nay phải trích lập dự phòng rủi ro khoản đầu tư vốn vào công ty liên kết.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, KOJI đạt doanh thu vỏn vẹn 1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước không xuất hiện doanh thu; doanh thu tài chính giảm 50% YoY còn 27,3 tỷ.
Sau trừ các khoản thuế phí, KPF lãi sau thuế 18,5 tỷ đồng - giảm gần 60% so với bán niên 2022.
Ngân hàng Nhà nước ''lệnh'' giảm 1,5-2% lãi vay
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.
Cụ thể, các ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu 1,5-2% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm nay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8. Các đơn vị này báo cáo kết quả thực hiện và gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 8/1/2024.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh liên tục giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng triệt để tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.
Nguồn: [Link nguồn]
“Suốt 11 năm qua, thương bố mẹ cả đời vất vả, lam lũ, tôi không dám một lần sống sai, cũng không ngừng cố gắng làm đủ các công việc không quản ngày đêm, miễn là lương...