Nóng tuần qua: Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong một báo cáo của Mỹ, Việt Nam (cùng với Thụy Sĩ) bị phía Bộ Tài chính Mỹ xác định là thao túng tiền tệ.

NHNN phản ứng về việc Mỹ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”. Đáng chú ý, trong báo cáo này, Việt Nam (cùng với Thụy Sĩ) bị phía Bộ Tài chính Mỹ xác định là thao túng tiền tệ.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua - trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Theo NHNN, thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. 

Việc NHNN mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

Mặt bằng lãi suất giảm so với năm 2019

Trên thị trường lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng, mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của TCTD có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,9%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2-6%/năm với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; và 5,8-6,9%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

So với đầu năm, các kỳ hạn lãi suất huy động đã giảm 0,1-0,6%/năm.

So với đầu năm, các kỳ hạn lãi suất huy động đã giảm 0,1-0,6%/năm.

So với đầu năm, các kỳ hạn lãi suất huy động này đã giảm 0,1-0,6%/năm. Trong đó, lãi suất tiền gửi tối đa đã giảm từ 7,5%/năm xuống 6,9%/năm.

Ở chiều ngược lại, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của ngân hàng cũng có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng tiền đồng đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm.

Trong khi đó lãi suất cho vay bằng USD gần như đứng yên, hiện phổ biến ở mức 3-6%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở 3-4,5%/năm, và lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6%/năm.

Cũng trong thông báo mới đây, cơ quan quản lý tiền tệ đánh giá tại thời điểm cuối tháng 10, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm bình quân 0,6-0,8%/năm so với cuối năm 2019. Thậm chí, một số ngân hàng đã giảm lãi suất 1-2,5%/năm.

EVN giảm giá điện đợt 2 

Ngày 17/12, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 180/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện lần 2.

Căn cứ nội dung Nghị quyết, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động xây dựng và đề xuất phương án hỗ trợ giảm giá điện, tiền điện đợt 2 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. 

Trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể, EVN thông tin về phương án thực hiện giảm giá bán điện, giảm tiền điện cho khách hàng.

Cụ thể, mức giảm 10% giá bán lẻ điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện với khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan) và khách hàng có kho chứa hàng hóa trong quá trình lưu thông. Mức giá bán lẻ được giảm áp dụng cho kinh doanh bằng mức giá áp dụng cho ngành sản xuất quy định tại Quyết định số 648/QĐ-BCT.

Đề nghị 3 tỉnh triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng

Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn đề nghị UBND TP.HCM, Đồng Nai và Thái Bình đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) tại địa phương.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, hầu hết tất cả trạm thu phí dịch vụ đường bộ trên toàn quốc đều đã và đang đồng loạt triển khai thực hiện thu phí điện tử không dừng, phấn đấu hoàn thành trong năm 2020. 

 Đề nghị 3 tỉnh triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng

 Đề nghị 3 tỉnh triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng

Tuy nhiên, theo ghi nhận, còn một số trạm thu phí do UBND TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và Thái Bình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai còn chậm so với tiến độ yêu cầu.

Do đó, để đảm bảo hoàn thành đồng bộ hệ thống thu phí điện tử không dừng đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng và nhu cầu của xã hội, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND các tỉnh, TP này đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Thương mại dự kiến thặng dư 7 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có xuất khẩu nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương vẫn đạt kết quả đáng tự hào.

Cụ thể, tính đến hết tháng 11, Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 11 tháng đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%. Đáng chú ý, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch.

Dự kiến, cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 267 tỷ USD, tăng khoảng 1%, trong khi kim ngạch nhập khẩu hàng hóa khoảng 260 tỷ USD, tăng khoảng 2,6%. Như vậy, mức thặng dư thương mại vào khoảng 7 tỷ USD. 

Trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021.

Nóng tuần qua: Sắp tới sẽ có sàn giao dịch mua bán nợ và tài sản cho mọi thành phần kinh tế

VAMC sẽ phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn Giao dịch nợ, mua bán nợ và tài sản cho mọi thành phần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN