Nóng tuần qua: Ngân hàng đua nhau điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, tiền của người dân đang đổ về đâu?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo Pyn Elite Fund, một phần tiền gửi ngân hàng chuyển sang cổ phiếu đã đẩy giá trị giao dịch trung bình hàng ngày tăng lên. Ngoài ra, margin cũng được kích hoạt sau khi lãi suất có xu hướng quay đầu giảm.

Lãi tiết kiệm điều chỉnh mạnh, người dân đang mang tiền đầu tư vào đâu?

Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, tính chung 5 tháng, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 8,2% so với đầu năm. Đây là mức tăng mạnh nhất so với cùng kỳ vài năm trở lại đây, xét cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Tuy nhiên, trong tháng 5 vừa qua, tiền gửi của người dân tại ngân hàng tăng ròng chỉ khoảng 14.700 tỷ đồng, thấp hơn hẳn mức tăng bình quân trên 110.000 tỷ mỗi tháng giai đoạn 4 tháng đầu năm.

Một phần tiền nhàn rỗi đã được nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán

Một phần tiền nhàn rỗi đã được nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán

Cùng với đó, các tổ chức kinh tế cũng đã liên tục rút bớt tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng. Tính đến hết tháng 5, tiền gửi của các tổ chức ở mức 5,748 triệu tỷ đồng, giảm 3,45% so với hồi đầu năm.

Khi các kênh đầu tư khác như vàng, BĐS cũng đang đối mặt nhiều thách thức khó khăn về thanh khoản và biến động giá, thị trường chứng khoán nổi lên là kênh đầu tư hấp dẫn trong sự dịch chuyển của dòng tiền nhàn rỗi. Theo thống kê, giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn liên tục cải thiện khi đạt 19,8 nghìn tỉ đồng/phiên vào tháng 6.

Nhà đầu tư trong nước đã mở mới 145.864 tài khoản, tăng hơn 45.000 tài khoản so với tháng 5. Luỹ kế đến cuối tháng 6, tổng số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt mức 7,26 triệu tài khoản, tương đương khoảng hơn 7,2% dân số.

Đất đấu giá ế ẩm, loạt ô đất “phiếu trắng” không có người trả giá

Nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng khi chứng kiến các phiên đấu giá đất lại vắng người như thời điểm này. Thậm chí, tại một số địa phương, sau phiên đấu giá còn lại loạt lô đất không có người tham gia trả giá.

Cuối tuần vừa qua, anh Nguyễn Văn Thảo (Bắc Ninh) tham gia phiên đấu giá đất tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, cho hay anh theo nghề “thợ đất” gần 15 năm nhưng chưa bao giờ chứng kiến thị trường lạ như thời điểm này.

Trong phiên đấu giá cuối tuần qua tại Bắc Giang có tổng 73 lô đất trong danh sách mời đấu (giá khởi điểm từ 10 triệu đồng/m2), nhưng chỉ có 92 người tham gia đấu với tổng 223 hồ sơ. Kết quả, có gần chục lô đất “trắng phiếu”, không có người đấu. Ngoài ra, nhiều lô trúng với giá chỉ chênh 1 triệu đồng so với giá khởi điểm.

Lý giải tình trạng trên, đại diện UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng, nguyên nhân là do thị trường bất động sản trầm lắng, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao dẫn đến một số dự án gặp khó khăn về tài chính.

Tính từ thời điểm cuối tháng 5 đến hết tháng 7, hàng trăm lô đất tại Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Nghệ An, Huế, Bình Định... được đưa ra đấu giá.

Thủ tướng: Tiếp tục rà soát quy định về hoàn thuế VAT

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7-2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Với dự án Luật Thuế GTGT, Thủ tướng lưu ý việc sửa đổi lần này cần theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ cải cách thuế quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước.

Ông cũng nhấn mạnh yếu tố bảo đảm minh bạch, công bằng, khả thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh, phù hợp với quá trình hội nhập.

Nhiều giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Nhiều giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát quy định về hoàn thuế tại Luật Thuế GTGT hiện hành, đồng thời rà soát quy định về thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm hoàn thuế GTGT để vừa bảo đảm thông thoáng, nhanh gọn, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu.

Cùng với việc sửa đổi luật, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để chống thất thu thuế, nhất là với lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

Ngân hàng có hơn 6 triệu tỷ đồng: Doanh nghiệp vẫn kêu khó tiếp cận

Ngân hàng hiện có hơn 6 triệu tỷ đồng nhưng doanh nghiệp cho rằng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Tại hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp” diễn ra ngày 25/7, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, tín dụng 6 tháng đầu năm tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước, đạt khoảng 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Tăng trưởng tín dụng thấp phản ánh khó khăn chung về sức hấp thụ vốn của nền kinh tế hiện nay.

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục sử dụng linh hoạt hơn nữa các công cụ điều tiết thị trường để cung ứng vốn cho nền kinh tế đi kèm sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để đảm bảo tỉ giá. Đồng thời, NHNN đảm bảo “điều hòa” được lượng ngoại tệ cho nền kinh tế theo nhu cầu thị trường.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đưa ra loạt giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và người dân như: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT), các chính sách giãn hoãn nộp thuế, phí, tiền thuê đất; giảm 2% VAT; xem xét giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp; xem xét chuyển phần còn lại của chương trình phục hồi (nhất là cấu phần hỗ trợ tiền thuê nhà, hỗ trợ 2% lãi suất…) sang Quỹ phát triển nhà ở xã hội; Chú trọng các động lực tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng nội địa; gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp;...

Nguồn: [Link nguồn]

Vùng nào ở Việt Nam có thu nhập bình quân người lao động cao nhất cả nước?

Khu vực này có kinh tế năng động và phát triển bậc nhất cả nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kỳ Duyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN