Nóng tuần qua: Mùa dịch Covid, mỗi chuyến bay được bán tối đa bao nhiêu ghế?

Cục Hàng không đã yêu cầu các hãng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GTVT về giãn cách hành khách, đảm bảo cách nhau một ghế.

Hàng không Việt chỉ được bán tối đa 80% số ghế

Theo Cục Hàng không, cơ quan này yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam phải tuân thủ đúng theo chỉ đạo của Bộ GTVT đảm bảo hành khách cách nhau một ghế.

Tuy nhiên, đối với khoang khách hạng Thương gia (có vách ngăn riêng biệt) và nhóm hành khách là thành viên sống trong cùng gia đình, những người trong nhóm bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan, doanh nghiệp, cùng nhóm du lịch hoặc cùng mã đặt chỗ trên chuyến bay thì không cần phải giãn cách cách nhau một ghế.

Các hãng hàng không Việt Nam không được xếp khách quá 80% tổng số ghế trên tàu bay.

Các hãng hàng không Việt Nam không được xếp khách quá 80% tổng số ghế trên tàu bay.

Trong mọi trường hợp các hãng hàng không Việt Nam không được xếp khách quá 80% tổng số ghế trên tàu bay.

Nhà chức trách hàng không cũng yêu cầu các hãng thông tin tới hành khách về thủ tục khai báo y tế theo mẫu Tờ khai y tế do Bộ Y tế ban hành, Ccỉ khai báo y tế khi không thực hiện được khai báo y tế điện tử.

Ngoài ra, Cục cũng yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam thông báo đến hành khách khuyến khích check-in tại nhà để thuận lợi cho việc chủ động khai báo điện tử trước khi đến sân bay nhằm giảm thời gian chờ đợi làm thủ tục tại sân bay.

Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế bình thường

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định cho phép hoạt động xuất khẩu khẩu trang y tế trở lại bình thường.

Cụ thể, Thủ tướng đồng ý bỏ quy định áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế

Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế bình thường

Thủ tướng cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế bình thường

Căn cứ diễn biến dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định các biện pháp quản lý phù hợp để bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước theo quy định.

Thủ tướng giao Bộ Y tế và Công Thương công khai danh sách doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nêu rõ năng lực sản xuất của từng đơn vị, đồng thời Bộ Tài chính công khai danh sách doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế với số lượng chính xác.

Hàng hóa ùn ứ ở cửa khẩu giáp Trung Quốc

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, từ ngày 7/4 đến nay, trung bình mỗi ngày, lượng hàng ùn ứ tại các cửa khẩu phía bắc giáp với Trung Quốc là khoảng 2.500 xe, container hàng. Tổng cục đang phối hợp với UBND các địa phương nhanh chóng giải quyết thông quan hàng hóa trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Chính phủ xem xét đưa ra quy định giải quyết các vấn đề về thời hạn lưu giữ đối với hàng hóa nói chung, như hàng lưu kho ngoại quan, hàng tạm nhập tái xuất... để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Thực tế, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu hàng gửi kho ngoại quan sang các nước đang gặp khó khăn, do đa số nước nhập khẩu hiện từ chối nhận hàng, nhưng hàng gửi kho ngoại quan sắp hết hạn lưu giữ.

Nhà đầu tư Singapore, Thái Lan vẫn ‘xếp hàng’ vào Việt Nam

Tính đến 20/4, tổng vốn đăng ký và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 12,33 tỷ USD, trong đó, Singapore và Thái Lan là 2 nhóm nhà đầu tư lớn nhất.

Số liệu ghi nhận trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay đã đạt 12,33 tỷ USD, tương đương 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ nhưng phần góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.

Tuy vậy, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký trong giai đoạn đầu năm vẫn tăng so với cùng kỳ giai đoạn 2016-2018.

Trong hàng chục tỷ USD vốn đăng ký đổ vào Việt Nam từ đầu năm, có 984 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 6,78 tỷ USD, giảm 9% về số dự án nhưng tăng 27% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế sau dịch

Bộ Công Thương đang xây dựng kế hoạch hành động để xử lý các vấn đề cấp bách phòng chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Theo đó, Bộ Công Thương tập trung vào 8 nhóm nội dung chính:

Một là khẩn trương xây dựng ban hành nội dung khung hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành công thương trong giai đoạn mới phòng chống dịch Covid-19.

Hai là, tiến hành cập nhật đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong tình hình mới để điều chỉnh nội dung và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.

Ba là, rà soát để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Bốn là, tái cơ cấu thị trường, khai thác hiệu quả thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước trong tình hình mới.

Năm là, nâng cao hiệu quả công tác hội nhập quốc tế về kinh tế.

Sáu là, bảo đảm trật tự thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Bảy là, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân.

Tám là, rà soát, cập nhật và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành công thương về nâng cao năng lực và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỷ giá USD hôm nay 3/5: Giảm giá mạnh, tỷ giá tại các ngân hàng Việt Nam biến động

Nếu như tuần trước USD Index có xu hướng tăng thì bước sang tuần này, chỉ số này liên tục đi xuống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN