Nóng tuần qua: Mua bán lan đột biến hàng trăm tỷ sẽ không phải đóng thuế?

Theo phân tích của một cán bộ thuế, kinh doanh lan đột biến sẽ không phải nộp thuế cho Nhà nước.

Không quản lý thuế người trồng lan đột biến

Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một cuộc mua bán lan đột biến giữa vườn lan var Đất mỏ (thị xã Đông Triều) và 4 cá nhân trị giá gần 300 tỷ đồng. Cụ thể, Lá non Pleiku được bán với giá hơn 20 tỷ, Lá non Cờ đỏ giá 18 tỷ và 1 ky Hồng chương chi có giá 15 tỷ.

Đáng chú ý, 3 cá nhân gồm FB Nguyễn Văn Minh, FB Nguyễn Tiến Hưng và vườn lan var Đất mỏ chi nhánh Hải Phòng mua của vườn lan var Đất mỏ cây lan Ngọc Sơn cước với tổng giá trị 250 tỷ đồng.

Một vườn lan đột biến có giao dịch "khủng" tại Quảng Ninh.

Một vườn lan đột biến có giao dịch "khủng" tại Quảng Ninh.

Chia sẻ về vụ việc này, một cán bộ thuế tại Cục Thuế Quảng Ninh cho biết, sau khi nắm được thông tin trên, Cục trưởng Cục thuế Quảng Ninh đã chỉ đạo Chi cục Thuế thị xã Đông Triều báo cáo lên Thị ủy Đông Triều để chính quyền kiểm tra tính xác thực của thương vụ giao dịch trên.

Đối tượng là hộ gia đình phát triển nông nghiệp không thuộc đối tượng quản lý của cơ quan thuế. Thuế chỉ quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

"Kể cả họ giao dịch bao nhiêu tỷ đi chăng nữa nhưng không phải là hộ doanh nghiệp thì thuế cũng không theo dõi quản lý. Muốn làm rõ thì cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phương phải vào cuộc chứng minh việc giao dịch đó là thực hay chỉ là lừa đảo", cán bộ thuế này cho biết.

Vị cán bộ thuế cho biết thêm, Nhà nước đang khuyến khích phát triển nông nghiệp, nếu là sản phẩm nông nghiệp trồng trọt thì còn được miễn nhiều loại thuế.

Mất 63 triệu đồng cho mỗi lần làm thủ tục môi trường

Ngày 17/3, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng tổ chức họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020). Chỉ số APCI đánh giá chi phí thực tế mà doanh nghiệp và tổ chức phải chi trả để thực hiện thủ tục hành chính trên cả nước theo quy định hiện hành.

Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là lĩnh vực môi trường với trên 63 triệu đồng.

Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là lĩnh vực môi trường với trên 63 triệu đồng.

Theo kết quả khảo sát, đứng đầu về chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là lĩnh vực môi trường với trên 63 triệu đồng; thứ hai là lĩnh vực xây dựng với 25 triệu đồng. Xếp sau là lĩnh vực đầu tư với 9 triệu đồng, APCI thấp nhất trong 9 nhóm thủ tục hành chính được xác định là lĩnh vực thuế với 267.000 đồng.

Đáng chú ý, để thực hiện thủ tục hành chính trong nhóm môi trường, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 61,5 giờ; chi phí trực tiếp là 3,1 triệu đồng. Theo khảo sát APCI 2020, cứ 100 doanh nghiệp thì có 52 doanh nghiệp thuê dịch vụ trọn gói để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường, đặc biệt là cho thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Moody's nâng triển vọng tín nhiệm 15 ngân hàng Việt Nam

Trong đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm với nhóm ngân hàng đợt này, Moody’s (một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới) đã điều chỉnh triển vọng xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành và tiền gửi nội tệ và ngoại tệ dài hạn của 5 ngân hàng từ tiêu cực lên tích cực.

Bên cạnh đó, 4 ngân hàng tại Việt Nam cũng được hãng xếp hạng này điều chỉnh tín nhiệm từ ổn định lên tích cực và 6 ngân hàng khác từ tiêu cực lên ổn định.

Đây là động thái tiếp theo của Moody's sau khi cơ quan này xác nhận giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành và các khoản vay không đảm bảo dài hạn được ưu tiên trả nợ của Chính phủ Việt Nam ở mức Ba3, đồng thời, nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực.

Các ngân hàng được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm đợt này bao gồm ABBank; ACB; HDBank; Vietcombank; BIDV; LienVietPostBank; MBBank; OCB; SeABank; TPBank; Agribank; VIB; VietinBank; VPBank và Techcombank.

Chặn 22.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác từ đầu năm

Báo cáo từ 4 nhà mạng được tổng hợp bởi Cục Viễn thông cho thấy đã có 22.045 thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị chặn chỉ trong 2 tháng đầu 2021. Trong đó, Viettel chặn được nhiều nhất với hơn 13.000 cuộc gọi rác.

Tính tổng giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 2, các nhà mạng đã chặn tổng cộng 111.694 thuê bao thực hiện cuộc gọi rác.

Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp đã thống nhất 5 tiêu chí để xác định cuộc gọi rác, bao gồm tần suất thực hiện cuộc gọi, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian liên lạc ngắn, tỷ lệ cuộc gọi có thời gian giữa các cuộc gọi ngắn, tỷ lệ gọi đi cho các thuê bao không có mối quan hệ và đặc điểm hành vi sử dụng.

Các tiêu chí này được sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data) và máy học (machine learning) để nhận diện thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi rác, từ đó đưa ra biện pháp ngăn chặn.

Việt Nam thống lĩnh top 10 sàn TMĐT Đông Nam Á

Mới đây, cổng thông tin TMĐT iPrice phối hợp cùng SimilarWeb và AppsFlyer công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành TMĐT Việt Nam năm 2020.

Đáng chú ý, có đến 5 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng top 10 sàn TMĐT có lượng truy cập website trung bình cao nhất khu vực Đông Nam Á, gồm Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop. Trong khi đó, ở báo cáo quý II/2019, tất cả doanh nghiệp Việt Nam đều nằm ở top dưới.

Một phân tích khác của iPrice Group và AppsFlyer trên hơn 12,4 triệu lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên các thiết bị Android cho thấy tỷ lệ gỡ ứng dụng tại Việt Nam cao nhất Đông Nam Á, lên đến 49% trong giai đoạn quý II/2020. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng trung thành hơn với lựa chọn của mình, có xu hướng xoá các ứng dụng không phù hợp sau khi thử nghiệm.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá đất tăng chóng mặt, làng trên xóm dưới “đổi đời” nhờ bán đất

Từ cuối năm 2020 đến nay giá đất tại nhiều địa phương như Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì,… không ngừng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN