Nóng tuần qua: Một cá nhân bỏ giá hơn 4 tỷ đồng/m2 đất huyện Mê Linh và lý do bất ngờ

Một cá nhân tên Nguyễn Thanh Tùng đã trả 4,28 tỷ đồng một m2 cho thửa đất trên, gấp 142 lần giá khởi điểm và trở thành người trúng đấu giá. 

Phiên đấu giá đất cuối năm, cá nhân bỏ giá hơn 4 tỷ đồng/m2 đất huyện Mê Linh

Chiều 30/12, UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất cuối cùng của năm 2023 tại thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh. 46 thửa đất đưa ra đấu giá có diện tích từ 83,7 m2 đến 297,1 m2; giá khởi điểm từ 23,2 - 31,9 triệu đồng/m2.

Khi quá nửa số thửa đất đã đấu giá thành công, đấu giá viên công bố các phiếu trả giá cho thửa đất 102 m2, giá khởi điểm 30 triệu đồng một m2, thì hội trường đấu giá bỗng xôn xao. Một cá nhân tên Nguyễn Thanh Tùng đã trả 4,28 tỷ đồng một m2 cho thửa đất trên, gấp 142 lần giá khởi điểm và trở thành người trúng đấu giá. 

Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh minh họa

Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Ảnh minh họa

Khi kết thúc phiên đấu giá, ông Tùng đã nán lại nói chuyện với đơn vị tổ chức đấu giá và đại diện chính quyền huyện. Trao đổi với báo chí, ông Tùng cho biết đây là lần đầu đi đấu giá quyền sử dụng đất nên "tâm lý hơi căng thẳng và cuống nên đã ghi nhầm". Ông mong muốn cơ quan chức năng xem xét cho xin rút lại tiền cọc hơn 600 triệu đồng (bằng 20% giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm) vì "đó là số tiền lớn".

Lãnh đạo Trung tâm Quỹ đất huyện Mê Linh (đơn vị tổ chức đấu giá) cho biết, đây là việc "chưa có tiền lệ". Đơn vị sẽ cùng Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam xem xét để có hình thức xử lý đúng theo quy định với trường hợp này. Về việc ông Tùng có được trả lại tiền cọc hay không, vị lãnh đạo cho rằng: Nếu trả lại cọc đất giá lại sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của toàn bộ những cá nhân đã tham gia đấu giá tại thửa đất nói trên. Do đó phải xem xét kỹ lưỡng.

Một doanh nghiệp trả lương cao hơn 14 lần mức bình quân

Ngày 2/1, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết vừa phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện khảo sát tình hình tiền lương năm 2023 tại gần 9.800 doanh nghiệp trên địa bàn với gần 174 triệu lao động.

Tiền lương bình quân các doanh nghiệp trả cho người lao động năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hơn 6,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 5% so với mức tiền lương bình quân năm 2022.

Tiền lương doanh nghiệp trả cao nhất cho một vị trí việc làm trong năm 2023 tại Nghệ An là 95 triệu đồng/người/tháng (mức lương này đã tăng 2 triệu đồng so với năm 2022); thấp nhất là 3,250 triệu đồng/người/tháng; bình quân 6,4 triệu đồng/người/tháng.

Trong đó, khối các công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tiền lương cao nhất 34,1 triệu đồng/người/tháng, bình quân 6,7 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất 3,250 triệu đồng/người/tháng.

Hai lần tăng giá điện, EVN vẫn lỗ

Ngày 2-1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN, cho biết năm 2023 là một năm đầy khó khăn đối với ngành điện với tác động của hiện tượng El Nino, giá các loại nhiên liệu cho sản xuất điện dù có giảm vẫn ở mức cao, công tác đầu tư xây dựng gặp nhiều vướng mắc.

Năm 2023, mức lương cao nhất tại Nghệ An đạt 95 triệu đồng/tháng.

Năm 2023, mức lương cao nhất tại Nghệ An đạt 95 triệu đồng/tháng.

Theo ông Tuấn, năm 2023, doanh thu toàn tập đoàn đạt 497 ngàn tỉ đồng, tăng 5,4%, nhưng tổng tài sản giảm 6,3%; lợi nhuận cổ tức tại các công ty cổ phần đạt hơn 8.900 tỉ đồng, tăng 21,56%.

Giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh hai lần nhưng vẫn không bù đắp được chi phí sản xuất điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị lỗ năm thứ hai liên tiếp.

Năm 2024, Tổng giám đốc EVN nhận định tập đoàn sẽ tiếp tục đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức, nhất là việc đảm bảo cân đối tài chính sau hai năm lỗ liên tiếp. Để tháo gỡ khó khăn này, ông Tuấn bày tỏ mong muốn sớm có điều chỉnh chính sách về giá bán lẻ điện.

Từ năm 2025, chung cư mini được cấp sổ hồng nếu đủ điều kiện

Luật Nhà ở sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực thi hành 1/1/2025.

Điểm đáng chú ý trong lần sửa đổi này đã bổ sung quy định về phát triển nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ cá nhân (chung cư mini) để bán, cho thuê mua, cho thuê. Qua đó, luật đã quy định theo hướng chặt chẽ hơn về điều kiện đầu tư xây dựng, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Luật Nhà ở sửa đổi đã nêu rõ điều kiện để phát triển nhà chung cư mini để bán, cho thuê. Theo đó, cá nhân có quyền sử dụng đất muốn xây dựng nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ để bán, cho thuê mua, cho thuê phải đáp ứng điều kiện làm chủ đầu tư dự án nhà ở.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, cũng như quy định khác liên quan.

Luật vừa được Quốc hội thông qua quy định căn hộ chung cư mini, nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận theo pháp luật đất đai (sổ hồng). Những căn hộ này cũng được bán, cho thuê, thuê mua theo quy định Luật Nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Quốc gia Đông Nam Á có số dân ít hơn Hà Nội, sở hữu đường sắt cao tốc tỷ USD

Đường sắt cao tốc được kỳ vọng góp phần phát triển kinh tế ở quốc gia này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo XUYẾN CHI ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN