Nóng tuần qua: Lương của Chủ tịch Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước cao mức nào?

Sự kiện: Kinh Doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 20/2020/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Mức lương quy định từ 60 triệu đồng/tháng

Về tiền lương của Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên, Nghị định số 20/2020/NĐ-CP quy định mức lương cơ bản được hưởng theo chức danh và loại công ty.

Mức lương cơ bản đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị là 70 triệu đồng/tháng.

Mức lương cơ bản đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị là 70 triệu đồng/tháng.

Theo đó, đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu từ 10.000 tỷ đồng trở lên; doanh thu từ 30.000 tỷ đồng trở lên và có 10 đầu mối quản lý (công ty con hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc) hoặc tổng số lao động sử dụng từ 5.000 người trở lên: Mức lương cơ bản đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị là 70 triệu đồng/tháng; đối với Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát là 60 triệu đồng/tháng và đối với kiểm soát viên là 50 triệu đồng/tháng.

Đối với công ty có chỉ tiêu kế hoạch: vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng; doanh thu dưới 30.000 tỷ đồng và có dưới 10 đầu mối quản lý hoặc tổng số lao động sử dụng dưới 5.000 người thì các mức lương trên lần lượt là 60; 50 và 40 triệu đồng/tháng.

Dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4

Bộ Giao thông Vận tải thông báo đã ra quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016) từ ngày 1/4. 

Quyết định 24 năm 2016 cho phép Grab và các ứng dụng gọi xe 4 bánh hoạt động thí điểm tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh. 

Nghị định 10 định danh các loại hình xe công nghệ như GrabCar, BeCar bằng tên gọi "Xe hợp đồng điện tử".

Nghị định 10 định danh các loại hình xe công nghệ như GrabCar, BeCar bằng tên gọi "Xe hợp đồng điện tử".

Việc dừng Quyết định 24 nhằm thực hiện Nghị định mới 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô được ban hành vào tháng 1. Nghị định 10 chính thức có hiệu lực từ 1/4.

Sở GTVT Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa sẽ hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phương tiện đang tham gia thí điểm tại địa phương dừng hoạt động thí điểm từ 1/4.

Các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phương tiện tham gia kinh doanh sẽ chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với mình theo Nghị định 10.

Nghị định 10 định danh các loại hình xe công nghệ như GrabCar, BeCar bằng tên gọi "Xe hợp đồng điện tử". Loại xe này không bắt buộc gắn hộp đèn nhưng phải dán phù hiệu "XE HỢP ĐỒNG" trên kính.

Đề xuất giảm số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ

Bộ Nội vụ vừa tổ chức Hội thảo góp ý “Báo cáo đề xuất, kiến nghị cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026” nhằm làm rõ những hạn chế, bất cập về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2016-2021; đưa ra các quan điểm, định hướng, nguyên tắc đổi mới mô hình tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; đề xuất, kiến nghị cụ thể về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, báo cáo đề xuất sẽ rút gọn số bộ, cơ quan ngang bộ từ 22 xuống 20 bộ, cơ quan ngang bộ, bằng việc hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Tài chính-Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng thành Bộ Giao thông và Xây dựng. 

Báo cáo đề xuất thành lập lại Bộ Giáo dục và chuyển nhiệm vụ đào tạo về Bộ Khoa học và Công nghệ và đổi tên Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học-Công nghệ và Đào tạo; điều chuyển việc đào tạo nghề từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Khoa học-Công nghệ và Đào tạo; thành lập Bộ Công Thương và Du lịch; Bộ Văn hóa-Thể thao và Thanh niên. 

Về cơ cấu nhân sự của Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 20 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Thuế nhập khẩu thịt bò từ EU về 0% sau 3 năm EVFTA có hiệu lực

Theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thuế nhập khẩu thịt lợn sẽ về 0% sau 7 năm, thịt gà bỏ thuế hoàn toàn sau 10 năm, trong đó thịt bò là 3 năm.

Cụ thể, theo cam kết trong EVFTA, đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu).

Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

Ngành dược, sữa và chăn nuôi được nhận định sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh khi EVFTA có hiệu lực, bởi sản phẩm từ EU có tính cạnh tranh cao, chất lượng do quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn cao của EU.

Theo đó, thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh sẽ về 0% sau 7 năm, thuế nhập khẩu các loại thịt lợn khác về 0% sau 9 năm. Riêng thịt gà được bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm. Thịt bò là mặt hàng được hưởng mức thuế giảm sớm nhất là sau 3 năm khi EVFTA có hiệu lực. Hiện nay thịt bò nhập khẩu về Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu từ 20  - 30% và sẽ giảm dần đều về 0% trong 3 năm tới.

Ngân hàng Nhà nước hút về hơn 100.000 tỷ từ đầu năm

Tiếp nối quãng thời gian hút ròng tiền trên thị trường tiền tệ, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy cơ quan này vẫn đang tích cực phát hành tín phiếu để hút tiền trong nền kinh tế về.

Theo đó, tính từ đầu tuần đến hết ngày 19/2, Ngân hàng Nhà nước đã hút về thêm gần 15.000 tỷ đồng, tương đương mức thu hồi gần 5.000 tỷ mỗi ngày qua kênh tín phiếu. Trong đó, thời hạn tín phiếu kéo dài 91 ngày với lãi suất 2,65%/năm.

Như vậy, lũy kế từ đầu năm đến nay, số tiền mà cơ quan quản lý tiền tệ này hút khỏi nền kinh tế qua kênh tín phiếu đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng.

Trái ngược với việc phải bơm tiền ra nền kinh tế khi thanh khoản hệ thống ngân hàng khó khăn, việc NHNN hút ròng tiền từ đầu năm cho thấy thanh khoản hệ thống vẫn đang dồi dào.

Một phần nguyên nhân đến từ việc người dân có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều sau Tết Nguyên Đán. Đây cũng là lý do lãi suất tiền gửi trên thị trường ngân hàng không tăng từ đầu năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi tan hoang vì corona, nhiều thành phố lớn Trung Quốc bắt đầu hồi sinh

Người dân trở lại làm việc và bắt đầu nhiều hoạt động hơn khi mối lo về Covid-19 dần giảm xuống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN