Nóng tuần qua: Khó khăn bủa vây, ông chủ Shopee mất gần hết tài sản
Do nhiều yếu tố, càng mở rộng, Sea càng thua lỗ. Hồi tháng 1, Tencent – nhà đầu tư lớn nhất vào đây đã giảm lượng cổ phần của họ và thời gian đó, Ấn Độ cũng tuyên bố cấm tựa game Free Fire.
Ông chủ Shopee mất gần hết tài sản chỉ trong một năm
Sea (công ty mẹ của Shopee) hiện đang đối phó với suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng, cũng như cạnh tranh ngày càng gay gắt và bán tháo công nghệ rộng lớn hơn. Gã khổng lồ trò chơi và thương mại điện tử đã cắt giảm việc làm, đóng cửa hoạt động ở một số thị trường châu Âu và châu Mỹ Latinh, đồng thời cắt giảm chi phí.
Sau một thời gian ngắn vào năm ngoái với tư cách là người giàu nhất Singapore với khối tài sản trị giá 22 tỷ USD, tài sản của Li đã giảm mạnh, theo Bloomberg Billionaires Index.
Ông hiện chỉ sở hữu hơn 3 tỷ USD một chút khi cổ phiếu Sea đã giảm 87% so với mức đỉnh. Những người đồng sáng lập Gang Ye và David Chen đã giảm tổng cộng 13,5 tỷ USD, với tài sản của Ye - từng là 12 tỷ USD - giờ chỉ còn khoảng 2 tỷ USD và Chen không còn là tỷ phú nữa.
Li là một trong số những tỷ phú có tài sản tăng với tốc độ chóng mặt trong thời kỳ Covid trước khi sụp đổ khi thế giới thoát khỏi đại dịch.
''Cơn lốc'' bán tháo bất động sản đang lan rộng
Hàng loạt chủ dự án từ khu đô thị, tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, tài sản đang vận hành... đều được các ngân hàng, doanh nghiệp rao bán rầm rộ với giá trị hàng trăm tỷ đồng.
Trên các trang trang website buôn bán bất động sản, gần đây lượng tin đăng bán các loại hình bất động sản với giá trị hàng trăm tỷ đồng ngày càng xuất hiện nhiều.
Các ngân hàng cũng đua nhau rao bán ra những bất động sản trăm tỷ đồng.
Ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Công ty Sohovietnam, đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản - cho biết, thời điểm điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản muốn bán tài sản. Hầu hết là những doanh nghiệp quy mô lớn với nhiều dự án từ khu đô thị, khu công nghiệp cho đến tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, dự án chưa xây hoặc đang xây dở dang, hoặc tài sản đang vận hành...
Tuy nhiên, theo ông Cần, các tài sản như tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà phố, khu căn hộ cho thuê… vị trí phải cực đẹp và giá rẻ thì may ra giờ mới bán được. Ông Cần thông tin, hiện những dự án có hồ sơ pháp lý đầy đủ thì chủ đầu tư đã ra hàng từ năm 2020-2021, có một số ít 20 - 30% dự án hiện có tính pháp lý đầy đủ, còn đa phần là dự án pháp lý đang dở dang.
Theo ông Cần, bản chất thị trường M&A hoàn toàn phụ thuộc vào việc có vay vốn được không. Vì vậy, thời điểm này, ai cầm tiền mặt là “vua”, bất kể là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.
Qatar đã “đốt” bao nhiêu tiền để tổ chức World Cup 2022?
Qatar được cho là đã chi hơn 229 tỷ USD cho dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử World Cup. Quốc gia vùng Vịnh đã tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động nhập cư chủ yếu từ Ấn Độ và Nepal.
Việc tổ chức World Cup thu hút cho nước chủ nhà nguồn lợi về du lịch, ngoại thương, việc làm và tiềm năng phát triển mới. Nhưng nguồn lợi đó có thể đi kèm với một chi phí rất lớn. Đối với World Cup 2022 tại Qatar, diễn ra từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 18 tháng 12, chính phủ nước này đã chi khoảng 229 tỷ USD, khiến nó trở thành giải đấu đắt nhất từ trước đến nay.
Số tiền đó gấp gần năm lần tổng số tiền 48,63 tỷ USD đã chi cho các sự kiện quyết định uy thế của một giải bóng đá quốc gia từ năm 1990 đến 2018. Các kỳ World Cup được tổ chức bốn năm một lần.
Nhưng có thể phát sinh những vấn đề to lớn đối với nước chủ nhà. Bội chi cho cơ sở hạ tầng và sân vận động đã khiến một số nước chủ nhà lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và để lại những công trình ít được sử dụng sau khi FIFA World Cup kết thúc.
Theo ước đoán của Qatar, họ sẽ thu về 17 tỷ USD từ World Cup 2022. Con số này không đáng là bao so với 200 tỷ, nhưng nếu chỉ tính chi phí thực dành riêng cho giải đấu, nó là một khoản lợi nhuận mơ ước.
Trung Quốc mất gần 300 tỷ phú
Bảng xếp hạng thường niên Hurun China Rich List đã thống kê danh sách những người Trung Quốc có khối tài sản lớn hơn 5 tỷ NDT (17.000 tỷ VNĐ). Và theo kết quả mới nhất, 293 tỷ phú đã bị rớt khỏi bảng xếp hạng. Đây là con số giảm lớn nhất trong nhiều thập kỷ cao. Hiện số tỷ phú ở đất nước tỷ dân chỉ còn 1.305 người với tổng số tài sản giảm 18% so với năm ngoái.
Theo Hurun Report, cổ phiếu công nghệ giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế chậm lại trong bối cảnh chính sách Zero Covid đã dẫn đến thiệt hại lớn về tài sản cho các doanh nghiệp. Trong số này, những doanh nhân ngành bất động sản và y tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ông Chung Thiểm Thiểm, chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring, tiếp tục đứng đầu danh sách năm thứ 2 liên tiếp với tài sản tăng 17% lên 65 tỉ USD.
Tài phiệt Hồng Kông (Trung Quốc) Lý Gia Thành leo từ vị trí thứ 8 lên thứ 4 trong danh sách với khối tài sản 31,4 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm qua, đại gia này vượt qua Pony Ma và Jack Ma.
Tổng số tài sản của hơn 1.300 tỷ phú trong Hurun China Rich List đạt 35.000 tỷ USD. Trong đó, số người có tài sản hơn 10 tỷ USD giảm xuống chỉ còn 29 người.
Công ty kẹo nổi tiếng hơn 100 tuổi của Nhật Bản phá sản vì lạm phát
Công ty Sakumaseika có trụ sở tại Tokyo hôm thứ Tư cho biết họ sẽ ngừng kinh doanh trong tháng Giêng do chi phí sản xuất tăng, thiếu lao động và sụt giảm doanh số bán sản phẩm chính "Sakuma's Drops".
Việc ngừng sản xuất loại kẹo nổi tiếng (kẹo trái cây cứng, nhiều màu sắc đựng trong lon thép màu đỏ) đã khiến rất nhiều người Nhật Bản cảm thấy buồn.
Sakuma's Drops, một loại kẹo cứng có hương vị truyền thống được tạo ra từ nước ép trái cây, là thương hiệu hàng đầu của công ty. Loại kẹo này đã xuất hiện trong một số phân cảnh đáng nhớ trong "Mộ đom đóm" năm 1988, bộ phim hoạt hình của Studio Ghibli nói về bi kịch về hai anh em cậu bé mồ côi ở Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.
Một đại diện của công ty cho biết tương lai của 100 nhân viên của Sakumaseika vẫn chưa chắc chắn. Công ty từ chối bình luận thêm.
Sakumaseika được thành lập vào năm 1908 và Sakuma's Drops từ lâu đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất của hãng. Công ty đã ghi nhận khoản lỗ 151 triệu yên (1,03 triệu USD) trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2021 sau khi không thể tăng giá sản phẩm để bù vào chi phí nguyên liệu ngày càng tăng.
Nguồn: [Link nguồn]
Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có trụ sở chính ở Châu Âu đặt tại Luxembourg.