Nóng tuần qua: Hơn 1.500 tỷ đồng được Ngân hàng cho vay mỗi ngày
Tăng trưởng tín dụng đến 16/9 mới đạt 4,81% so với đầu năm, tương đương mỗi ngày ngành ngân hàng giải ngân cho vay ra nền kinh tế gần 1.540 tỷ đồng.
Ngân hàng cho vay hơn 1.500 tỷ đồng/ngày
Số liệu trên vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố trong báo cáo hoạt động ngân hàng quý III/2020.
Cụ thể, cơ quan quản lý tiền tệ cho biết đến trước diễn biến của dịch Covid-19, cơ quan này đã phải kiểm soát quy mô tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng năm nay cũng là mức tăng thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây.
Dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng rất yếu trước tác động của dịch nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ. Đến ngày 16/9, tín dụng mới tăng 4,81% so với cuối năm 2019, trong khi cùng kỳ tăng 9,4% (hết tháng 9/2019).
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng năm nay cũng là mức tăng thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây.
Số tăng trưởng tín dụng nói trên tương đương với việc các ngân hàng đã giải ngân ra nền kinh tế hơn 394.200 tỷ đồng cho vay từ đầu năm, tương đương gần 1.540 tỷ/ngày.
Loạt dự án triệu USD ở Hà Nội xin điều chỉnh, chuyển nhượng
Văn phòng Chính phủ vừa có báo cáo về rà soát dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn trên 5.000 tỷ đồng phù hợp với quy hoạch. Nội dung báo cáo cho biết UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng cho chủ đầu tư 6 dự án bất động sản quy mô từ vài trăm triệu USD đến hàng tỷ USD được điều chỉnh, chuyển nhượng một phần dự án.
Dự án Khu đô thị thành phố thông minh ở Đông Anh
Đó là các dự án: Dự án Khu đô thị thành phố thông minh ở Đông Anh; Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây; Dự án công viên Yên Sở và chuyển nhượng 1 dự án thành phần trong khu đô thị C2 công viên Yên Sở; 3 dự án thành phần trong khu đô thị Nam Thăng Long; dự án Lotte Mall Hà Nội; dự án Thành phố công nghệ xanh.
Đánh giá là vấn đề cấp thiết, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc giao thẩm quyền cho UBND TP Hà Nội thực hiện điều chỉnh đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đăng ký trên 5.000 tỷ đồng phù hợp với quy hoạch.
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết trong đó, có 1.947 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD; 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD; 5.172 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD.
Theo đó, cả vốn đầu tư mới, tăng thêm và đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn giải ngân (9 tháng giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,76 tỷ USD, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm ngoái) cũng trong tình trạng tương tự.
“Làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đã có tác động không nhỏ tới dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta trong thời gian gần đây”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt và tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Ngoài ra, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.
TP.HCM đề xuất cho doanh nghiệp du lịch vay lãi suất 0%
Trong báo cáo mới nhất về tình hình phòng chống dịch Covid-19, Sở Du lịch TP.HCM cho biết đồng ý với các phương án trong tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP về xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Đồng thời, Sở Du lịch TP đề xuất bổ sung thêm đối tượng doanh nghiệp du lịch có quy mô lao động từ 200 người trở lên được tiếp cận gói ưu đãi vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho người lao động.
Trước đó, cơ quan này cho biết các doanh nghiệp trong ngành khó tiếp cận các gói vay tín chấp do bị xếp vào nhóm ngành rủi ro cao đối với các ngân hàng. Đến ngày 24/8, chỉ 7/50 doanh nghiệp lữ hành và cơ sở lưu trú gặp khó khăn được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay.
Đồng thời, hầu hết người lao động và doanh nghiệp lữ hành (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) chưa tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Điện mặt trời trang trại không được hưởng ưu đãi như trên mái nhà
Bộ Công Thương ban hành văn bản hướng dẫn về điện mặt trời mái nhà, trong đó quy định cụ thể trường hợp được hưởng mức giá mua ưu đãi.
Trong văn bản này, Bộ Công Thương dẫn chiếu các quy định hiện hành và khẳng định điện mặt trời mái nhà phải được lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng có công năng độc lập.
Do đó, các công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp khác muốn tham gia đầu tư vào điện mặt trời mái nhà phải có mái. Trong đó, mái nhà phù hợp với công năng, loại hình trang trại.
Chủ đầu tư được yêu cầu bổ sung xác nhận của UBND cấp xã hoặc huyện về việc khai báo xây dựng trang trại trong hồ sơ đăng ký, thỏa thuận đấu nối điện hoặc hợp đồng mua bán điện.
Tuy nhiên, nếu công suất của những hệ thống này đạt trên 1 MW hay trên 1,25 MW, giá bán điện không được áp dụng như giá bán điện mặt trời mái nhà.
Chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 dự kiến tiếp tục hướng đến khách du lịch nội địa.
Nguồn: [Link nguồn]