Nóng tuần qua: Hết thời, môi giới bất động sản thu nhập hơn 100 triệu/tháng làm gì?

Khi cơn sốt đất đi qua, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản đóng băng, đồng nghĩa hàng nghìn môi giới từng làm công việc này cũng đổi nghề, tìm kiếm nghề khác để mưu sinh.

Môi giới bất động sản đồng loạt chuyển nghề

Có thể thấy, tình trạng môi giới BĐS gặp khó đang diễn ra ngày càng nhiều trên thị trường BĐS. Với môi giới doanh nghiệp, để tinh gọn bộ máy vận hành, nhiều công ty giảm đến 60-70% nhân sự, số còn lại chuyển sang CTV hoặc giảm lương, chính sách ... để cố gắng vượt qua thử thách. Bản thân doanh thu các công ty môi giới cũng đang giảm mạnh, trung bình mức giao dịch rơi vào khoảng 20% so với mức trung bình hàng tháng /theo dự án.

Lúc cao điểm nhiều môi giới từng thu nhập hơn 100 triệu đồng chỉ trong một tháng

Lúc cao điểm nhiều môi giới từng thu nhập hơn 100 triệu đồng chỉ trong một tháng

Hiện, khá nhiều sàn giao dịch bất động sản nhỏ lẻ đã phải giải thể, những sàn quy mô cỡ trung và lớn trên thị trường buộc phải cắt giảm nhân sự và co cụm.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nêu thực tế, có hơn 300.000 người môi giới, nhưng chỉ 10% môi giới có chứng chỉ hành nghề và đã được đào tạo với khoảng 2.000 văn phòng môi giới, sàn giao dịch, nên phần lớn người môi giới đang hoạt động tự do kiểu “cò đất cò nhà”. Các sàn giao dịch của các doanh nghiệp bất động sản có uy tín thương hiệu chưa nhiều.

Theo ông Châu, chính vì thiếu lực lượng môi giới chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề, có mã số người môi giới nên trong thời gian qua, giới “đầu nậu, cò đất cò nhà, doanh nghiệp bất lương” đã gây ra tình trạng thổi giá, đẩy giá, giao dịch ảo, tạo khan hiếm giả tạo, gây ra các cơn sốt ảo giá đất, giá nhà trên thị trường.

Ngân hàng thứ 3 giảm mạnh lãi suất cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã trở thành nhà băng tiếp theo thông báo về giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Cụ thể, Agribank cho biết để tiếp tục hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang gặp vướng mắc, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31/2022, ngân hàng sẽ giảm tiếp 20% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ bằng Đồng Việt Nam tại thời điểm 30/11.

Với các khoản dư nợ phát sinh từ ngày 1/12 đến hết 31/12, Agribank cũng giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực. Đáng chú ý, các khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh xăng dầu cũng được áp dụng chính sách giảm lãi suất này.

Ngoài ra, khách hàng doanh nghiệp, cá nhân có dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước.

Agribank cho biết ước tính trong năm 2022 đã tiết giảm khoảng 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ giảm lãi suất cho 2,2 triệu khách hàng. Đây là nỗ lực của Agribank trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ở mức cao như hiện nay.

Trước Agribank đã có hai ngân hàng là Vietcombank và HDBank đã thông báo áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Hà Nội sắp có khu đô thị, công viên hàng nghìn ha giữa sông Hồng?

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng của Hà Nội trải dài 40km, từ cầu Hồng Hà (huyện Đan Phượng) đến cầu Mễ Sở (Thường Tín) với tổng diện tích 11.000ha. Tại đồ án quy hoạch, đất bãi trong khu vực quy hoạch chiếm khoảng 5.480ha (tương đương 50% tổng diện tích quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng), chủ yếu trồng rau, hoa, cây cảnh và đất chưa sử dụng. Khu vực đã xây PPl dựng rộng 1.190ha (chiếm 11% tổng diện tích).

Hà Nội định hướng 5 bãi sông (Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức) được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5%, tương đương 1.590ha. Còn bãi Tàm Xá - Xuân Canh được phép xây dựng tỷ lệ 15%, tức khoảng 408ha.

Mặc dù việc tổ chức di dân cuốn chiếu nhưng thực hiện công tác này đang gặp khó khăn

Mặc dù việc tổ chức di dân cuốn chiếu nhưng thực hiện công tác này đang gặp khó khăn

Đặc biệt, khu vực bãi sông Hồng được nghiên cứu theo phương án xây khu đô thị mới hiện đại, khu nhà ở sinh thái, công trình công cộng. Khu vực bãi sông còn lại được định hướng phát triển không gian mở với loại hình công viên - quảng trường đô thị, công viên ngập lũ, phục hồi tự nhiên và không gian sinh thái nông nghiệp.

Tại quy hoạch lần này, TP Hà Nội hướng tới việc "quay mặt" ra sông Hồng để kiến tạo không gian giá trị của một trục không gian, hành lang xanh quan trọng.

Gần 12.000 DN thành lập mới trong tháng 11

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/11, trong tháng 11/2022, cả nước có 11.943 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 104,5 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 74 nghìn lao động, giảm 8,3% về số doanh nghiệp, giảm 2,3% về vốn đăng ký và giảm 3,7% về số lao động so với tháng 10/2022. Nếu so với cùng kỳ năm trước, con số này tăng 0,3% về số doanh nghiệp, giảm 30,3% về số vốn đăng ký và giảm 3,4% về số lao động.

Tính chung 11 tháng năm 2022, cả nước có 137,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.483,7 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 909 nghìn lao động, tăng 30,4% về số doanh nghiệp, tăng 2% về vốn đăng ký và tăng 15,9% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong tháng 11, có 4.006 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 1,3% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021; có 5.095 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,3% và tăng 9,8%; có 1.422 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 11,2% và tăng 13,2%. Tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tháng này là 10.523.

EVN đối mặt với khoản lỗ hơn 31.300 tỷ đồng cả năm 2022

Sáng 28/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2022. Tập đoàn này cho biết trong bối cảnh rất khó khăn do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến, EVN đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiết kiệm chi phí.

Với mục tiêu giảm bớt tối đa có thể những khó khăn trong sản xuất kinh doanh năm 2022, EVN chobiết đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; Tạm chi lương cho CBCNV bằng 80% mức lương bình quân năm 2020, tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện...

Mặc dù, EVN đã nỗ lực, cố gắng để chi phí nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện đầu vào tăng quá lớn, kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của Công ty mẹ EVN lỗ khoảng 15.758 tỷ đồng, dự kiến ước tính cả năm 2022 có thể lỗ ở mức khoảng 31.360 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiếm bộn tiền nhờ nghề bán rác, đóng giả ”người thứ 3”, trông nghĩa trang

Điều đặc biệt là các cô gái trẻ đang làm rất tốt những công việc kỳ quặc này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Tiêu điểm kinh tế tuần Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN