Nóng tuần qua: Hết cửa cho dịch vụ "đặt 1 ăn 70"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Tài chính vừa có phản hồi về một số hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức liên quan lĩnh vực xổ số truyền thống và xổ số điện toán thời gian qua.

Bộ Tài chính lên tiếng về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ "đặt 1 ăn 70"

Bộ Tài chính cho biết thời gian qua xuất hiện một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ “đặt 1 ăn 70” với kết quả tính theo 2 số cuối giải đặc biệt xổ số miền Bắc. Bên cạnh đó, cũng có một số trang mạng, nhà cung cấp dịch vụ mua hộ vé xổ số điện toán của Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott).

Bộ Tài chính lên tiếng về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ "đặt 1 ăn 70".

Bộ Tài chính lên tiếng về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ "đặt 1 ăn 70".

Căn cứ vào các quy định pháp lý, Bộ Tài chính khẳng định một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ “đặt 1 ăn 70” với kết quả tính theo 2 số cuối giải đặc biệt xổ số miền Bắc và một số trang mạng, nhà cung cấp dịch vụ mua hộ vé số Vietlott là hành vi vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh xổ số, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Để xử lý các hành vi này, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, nhiều người dùng tỏ ra bất ngờ khi một số ví điện tử, ngân hàng trực tuyến thông báo triển khai dịch vụ “đặt 1 ăn 70” dựa theo 2 số cuối trong giải đặc biệt xổ số miền Bắc.

Hạn mức vé được đưa ra dao động từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng và cho phép người dùng đặt tối đa 25 kỳ. Dịch vụ này có hình thức hoạt động và trả thưởng tương tự hình thức chơi lô đề, vốn là loại hình kinh doanh bất hợp pháp.

Đề xuất mở gần 400 chuyến bay nội địa mỗi ngày từ 5/10

Cục Hàng không vừa có văn bản khẩn gửi UBND các địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ, dự kiến áp dụng từ 5/10.

Theo đó, Cục Hàng không đã tiếp thu kiến nghị của TP Hà Nội khi địa phương này báo cáo Thủ tướng kiến nghị dừng các hoạt động bay thương mại đi đến và không lấy ý kiến của Hà Nội. Tuy nhiên, trong dự thảo với các chặng bay từ các địa phương khác, Cục Hàng không vẫn đưa hành trình đến Hà Nội để chủ động xin ý kiến của các địa phương về việc nối đến chuyến với Hà Nội, tới khi Hà Nội sẵn sàng thì sẽ tăng tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bay.

Cục Hàng không vừa có văn bản khẩn gửi UBND các địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa.

Cục Hàng không vừa có văn bản khẩn gửi UBND các địa phương xin ý kiến về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa.

Với các địa phương khác, Cục Hàng không đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau.

Tổng các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi/ngày. Trong đó, TP.HCM khôi phục lại 18 đường bay với 132 chuyến bay khứ hồi/ngày. Từ Đà Nẵng đi và đến các địa phương là 10 đường bay.

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2021

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm 30% tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2021 và tiền chậm nộp (nếu có).

Đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm (người thuê đất).

Quy định áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Mức giảm tiền thuê đất quy định ở trên được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4%/năm ra thị trường

Theo Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đang lên kế hoạch để cho vay ra thị trường với gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô cho vay hơn 100.000 tỷ đồng.

Đến nay, các ngân hàng đã dành khoảng 26.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các nhà băng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ và doanh số cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đã đạt 4,46 triệu tỷ đồng.

Bộ Công Thương lên tiếng trước đề xuất giảm giá xăng

Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, vừa qua Bộ luôn bám sát thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp xăng dầu trong nguồn cung, điều hành nhịp nhàng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh với mức giá đảm bảo lợi ích các bên: nhà nước, doanh nghiệp, người dân. 

9 tháng năm nay CPI tăng 1,82%, mức rất thấp so với chỉ tiêu giao của Quốc hội là kiểm soát dưới 4%. Với con số này, bà cho rằng có sự đóng góp của giá xăng dầu với mức chi phí hợp lý. 

Theo đơn vị này, trong thời gian tới, có thể giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng khi các quốc gia dần dần mở cửa, tái sản xuất kinh doanh, du lịch... Việc giảm giá ở thị trường thế giới rất khó xảy ra.

Thời gian tới Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan khác để làm sao điều hành giá xăng dầu phục vụ tốt nhất cho nền kinh tế, hỗ trợ được người dân, doanh nghiệp.

Dù đóng cửa, một công ty vẫn chi 5 tỉ/ngày trả lương cho công nhân

Phía DN cần có thông điệp rõ ràng để người lao động an tâm như được tiêm vaccine, khử trùng nhà máy, cung cấp bình oxy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN