Nóng tuần qua: Bất ngờ với số chuyến bay của ngành hàng không Việt Nam

Số chuyến bay của hàng không Việt đang ở mức thấp kỷ lục của ngành hàng không Việt Nam trong 10 năm trở lại đây.

Số chuyến bay của hàng không Việt thấp nhất trong 10 năm trở lại đây

Theo thống kê của Cục Hàng không, số lượng chuyến bay mà 5 hãng hàng không thực hiện trong giai đoạn 19/3-18/4 là 4.964 chuyến bay.

Đây là con số thấp kỷ lục của ngành hàng không Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. So với giai đoạn tháng 3, số lượng chuyến bay của hàng không Việt đã giảm hơn 4 lần, từ mức gần 21.000 chuyến.

Việc cắt giảm các chuyến bay là một trong các yêu cầu để phòng chống dịch Covid-19. Riêng đường bay vàng TP.HCM - Hà Nội, trong giai đoạn 16/4 -22/4, các hãng chỉ khai thác tổng cộng 14 chuyến, giảm 10 lần so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.

Không chỉ giảm 10 lần về lượng chuyến bay, lượng ghế mà các hãng bán ra trên mỗi chuyến bay cũng giảm để thực hiện yêu cầu giãn cách hành khách từ cơ quan chức năng. Nhà chức trách hàng không yêu cầu các hãng bay giãn cách hành khách ít nhất 1 ghế với các chuyến bay xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM.

Gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid 19

Theo số liệu tính đến ngày 15/4 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Số liệu trên dựa trên kết quả điều tra doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và báo cáo đánh giá của các địa phương về tình hình lao động việc làm.

Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Tốc độ tăng thu nhập của người lao động so với cùng kỳ năm trước chưa bằng một nửa so với cùng kỳ 2018 và 2019.

Ước tính sơ bộ quý I, cả nước có khoảng 973.800 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ước tính sơ bộ quý I, cả nước có khoảng 973.800 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Ước tính sơ bộ quý I, cả nước có khoảng 973.800 lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, có 523.000 lao động tạm thời không tham gia thị trường lao động, có 403.500 lao động bị thiếu việc làm và khoảng 47.300 người đang tạm nghỉ việc vì giãn việc, tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc do lượng khách hàng giảm.

Theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhóm lao động làm công hưởng lương không được ký hợp đồng lao động là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi người sử dụng lao động thực hiện chính sách cắt, giảm lao động.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I là gần 1,1 triệu người, tăng 26.100 người so với quý trước và tăng 26.800 người so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê cho biết tốc độ tăng thu nhập của người lao động quý I so với cùng kỳ năm trước thấp hơn so với tốc độ tăng thu nhập của năm trước (tương ứng là 8,3% so với 19,4%).

TP.HCM cho phép taxi, ôtô công nghệ hoạt động trở lại

UBND TP.HCM vừa có văn bản chấp thuận phương án tổ chức hoạt động vận tải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP từ ngày 23/4 theo đề xuất của Sở GTVT.

Theo đó, TP.HCM cho phép hoạt động vận tải bằng taxi, xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi ứng dụng công nghệ như các dịch vụ GrabCar, beCar hoạt động trở lại bình thường từ ngày 23/4.

 GrabCar, beCar hoạt động trở lại bình thường từ ngày 23/4.

 GrabCar, beCar hoạt động trở lại bình thường từ ngày 23/4.

Riêng đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt, Sở GTVT rà soát và công bố từng tuyến cụ thể hoạt động trở lại sau ngày 3/5.

Với hoạt động vận tải bằng xe buýt không trợ giá và liên tỉnh liền kề, Sở GTVT xem xét và phối hợp với các địa phương có liên quan thống nhất công bố hoạt động trở lại bình thường theo phương án đề xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến.

Với các tuyến xe cố định liên tỉnh, Sở đề nghị chỉ hoạt động tối đa đến 30% theo biểu đồ với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ và đến 50% với các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ thấp. Sở GTVT TP.HCM phối hợp với Sở GTVT tỉnh, thành có liên quan để thống nhất triển khai thực hiện kể từ ngày 23/4.

Thủ tướng yêu cầu tạo thuận lợi tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu kiến nghị về việc doanh nghiệp lo lắng khó tiếp cận gói vay trả lương lãi suất 0%.

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm chính sách hỗ trợ được thực hiện nhanh, thuận lợi, đúng đối tượng, không để lạm dụng, trục lợi.

Trước đó, báo chí phản ánh nhiều doanh nghiệp băn khoăn về hồ sơ, thủ tục cho vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động. Trong bối cảnh này, yêu cầu doanh nghiệp chứng minh khó khăn về tài chính sẽ mất nhiều thời gian, cần các cơ quan thuế, thanh tra kiểm tra mới xác minh được.

Do đó, các cơ quan chỉ cần căn cứ vào số lượng lao động bị ngừng việc và tình hình doanh thu của công ty trong mấy tháng dịch bệnh là đủ.

21 doanh nghiệp bán lẻ, F&B đồng loạt kêu cứu

Nhóm chuỗi F&B lớn như Golden Gate, Starbucks, The Coffee House, Hoàng Yến... cùng các doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ khác như Thế giới di động, 30Shine, Kids Plaza... vừa cùng ký vào một kiến nghị thư chung gửi đến Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước và các bộ liên quan, đề nghị hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong văn bản gửi đi, 21 doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xác nhận dịch Covid-19 là sự kiện bất khả kháng để đồng nhất cách hiểu cho các bên và tránh tranh chấp phát sinh khi thỏa thuận liên quan đến vấn đề mặt bằng.

Theo những đơn vị này, tình hình hiện nay thỏa mãn các điều kiện của sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng với đối tác cho thuê mặt bằng, doanh nghiệp chỉ nhận được hỗ trợ từ số ít đơn vị, còn lại phần lớn vẫn yêu cầu doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền thuê và phí dịch vụ trong thời gian tạm dừng kinh doanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia phá sản, đem bộ sưu tập hơn 240 xe sang đi bán trả nợ

Một doanh nhân nổi tiếng đã phải mang phần lớn bộ sưu tập xe hơi trị giá 31 triệu đô la đi đấu giá để trả nợ do...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN