Nóng tuần qua: Hàng chục nghìn tỷ sẽ được "bơm" cho siêu dự án cao tốc Bắc - Nam

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nêu thẩm tra kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong đó thống nhất vốn đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 là hơn 38.000 tỷ đồng.

Duyệt hơn 38.000 tỷ đồng cho "siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, dự kiến vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 120.000 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tháng 10/2020. Trong đó, 1,5 triệu tỷ đồng vốn ngân sách trung ương (NSTW) và 1,37 triệu tỷ đồng vốn ngân sách địa phương (NSĐP).

Duyệt hơn 38.000 tỷ đồng cho "siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Duyệt hơn 38.000 tỷ đồng cho "siêu dự án" cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Giai đoạn 2021-2025, tổng mức vốn dự kiến của Chính phủ là hơn 2,87 triệu tỷ đồng tăng 870.000 tỷ đồng (43,5%) so với số kế hoạch và tăng 670.000 tỷ đồng (30,4%) so với số thực hiện giai đoạn 2016-2020.

Ủy ban TCNS cũng cơ bản thống nhất với dự kiến bố trí khoảng 104.500 tỷ đồng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia. Trong đó, đối với 38.738 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Cơ quan này đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo đúng quy định.

Đối với số vốn 78.719 tỷ đồng Chính phủ dự kiến phân bổ cho Bộ GTVT, Ủy ban TCNS nhận thấy chưa có chủ trương đầu tư theo quy định.

"Số vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương và dự kiến hoàn thành 1.700 km tuyến đường ven biển trong 5 năm là khó khả thi, bởi các tuyến đường ven biển đi qua nhiều cửa sông, cửa biển, địa hình phức tạp, tính kết nối chưa rõ.

Uỷ ban Kinh tế bày tỏ lo ngại bong bóng tài sản

Báo cáo thẩm tra kết quả kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Chính phủ tại Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nêu lên nhiều "điểm nghẽn". Theo ông Thanh, áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm rất lớn, trong bối cảnh nhiều chỉ số vĩ mô chưa thực sự bền vững và tình trạng sốt đất, thị trường chứng khoán nhiều thời điểm tăng nóng.

Ông Thanh phân tích, CPI bình quân nửa đầu năm chỉ tăng 1,47%, là mức thấp nhất trong 5 năm. Dữ liệu này cho thấy sức cầu trong nước yếu dù CPI tháng 5 và 6 có mức tăng "nhỉnh" hơn lần lượt là 2,9% và 2,41%. Cùng với tình trạng bong bóng tài sản, giá cả thế giới có xu hướng tăng cao như giá vật liệu bảo dưỡng nhà tăng hơn 5%, giá xăng, dầu bình quân tăng gần 51,4% so với cùng kỳ năm trước...

"Tình trạng sốt nóng thị trường bất động sản, chứng khoán có thể gây hệ luỵ cho kinh tế vĩ mô", ông Thanh đánh giá.

Theo ông, tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng sốt đất, đầu cơ đất, nhiễu loạn thông tin quy hoạch đất, nhất là các khu vực vùng ven các đô thị lớn.

"Đề nghị Chính phủ đánh giá khả năng bong bóng tài sản và những rủi ro đến kinh tế vĩ mô; phân tích kỹ hơn tình trạng các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu riêng lẻ gia tăng trong thời gian qua với lãi suất cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ", ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Phó thủ tướng yêu cầu gỡ vướng thuế với người cho thuê nhà

Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện quy định thu thuế VAT, thu nhập cá nhân với người cho thuê nhà.

Chỉ đạo này được đưa ra sau khi có nhiều ý kiến phản ánh ngưỡng chịu thuế cho thuê nhà quy định tại Thông tư số 40 (của Bộ Tài chính) ngày 1/6 cần phù hợp thực tế trong bối cảnh người cho thuê đang phải chịu áp lực do Covid-19.

Phó thủ tướng yêu cầu gỡ vướng thuế với người cho thuê nhà

Phó thủ tướng yêu cầu gỡ vướng thuế với người cho thuê nhà

Theo đó Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính cần kịp thời đề xuất xử lý, tháo gỡ, hoàn thiện quy định thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà. Đồng thời, Bộ cần kịp thời thông tin đầy đủ, thỏa đáng, trả lời rộng rãi cho hiệp hội, người dân được biết.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ nhận được công văn ngày 21/6 của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) phản ánh một số điểm bất hợp lý của Thông tư 40 và đề xuất xem xét, hoàn thiện lại quy định về thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với người cho thuê nhà.

Nhiều chuyên gia cũng phản ánh mức thu nhập tính thuế 100 triệu với cá nhân, hộ kinh doanh bao gồm người cho thuê nhà đã trở nên lạc hậu, đặc biệt khi mức giảm trừ gia cảnh đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng.

Siết kiểm soát các chuyến bay từ 19 tỉnh thành phía Nam ra Hà Nội

Cục trưởng Hàng không Đinh Việt Thắng vừa ký văn bản gửi các hãng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các Cảng vụ hàng không về việc tổ chức chuyến bay vận chuyển người dân từ các địa phương đang giãn cách theo Chỉ thị 16 về Hà Nội.

Theo đó, Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không chỉ thực hiện chuyến bay sau khi có ý kiến đồng ý của UBND hoặc cơ quan được ủy quyền của thành phố Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô…) đối với việc thực hiện các chuyến bay chở người đến Hà Nội từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội theo văn bản số 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo nhà chức trách hàng không Việt Nam, phương án tổ chức chuyến bay sau khi có ý kiến đồng ý của thành phố Hà Nội bao gồm thời điểm hạ cánh tại sân bay Nội Bài, số lượng khách, hành trình di chuyển từ cảng hàng không đến nơi tiếp nhận, phương án giám sát theo hành trình di chuyển…

Toàn bộ hành khách phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh âm tính với với SARS-CoV-2 theo quy định của Bộ Y tế.

Bốn ngân hàng quốc doanh nắm gần 50% thị phần tín dụng

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng do Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) mới công bố, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm BIDV, Agribank, VietinBank và Vietcombank đang nắm lượng lớn thị phần ở cả 2 chỉ tiêu quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng là huy động vốn và cho vay.

Cụ thể, tính đến cuối năm 2020, nhóm ngân hàng quốc doanh kể trên đang chiếm gần một nửa thị phần tín dụng và huy động toàn ngành.

Trong đó, ngân hàng có thị phần tín dụng lớn nhất hiện nay là BIDV với 13,4%. Theo sau lần lượt là Agribank với 13,1%; VietinBank với 11,2% và Vietcombank với 9,2% thị phần cho vay toàn hệ thống ngân hàng.

Theo tỷ lệ trên, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh đang chiếm tới 46,9% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng đến cuối năm 2020.

Trong khi đó, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thị phần tín dụng tiệm cận nhất với nhóm quốc doanh là Sacombank, với khoảng 4% thị phần. Ngoài ra, SCB và MBBank cũng là 2 ngân hàng có thị phần tín dụng cao trong nhóm ngoài quốc doanh với tỷ lệ lần lượt là 3,8% và 3,6% đến cuối năm 2020.

Đại gia tuần qua: Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tiếp tục xin Thủ tướng lập hãng bay dù vừa bị từ chối

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn vừa có văn bản xin Thủ tướng hỗ trợ lập hãng bay chuyên chở hàng hóa sau khi bị Bộ Giao...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN