Nóng tuần qua: Hai “con cưng” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt các ngân hàng về vốn chủ sở hữu

Đứng sau hai doanh nghiệp họ Vin, ba vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng vốn chủ sở hữu đều là các ngân hàng.

Vingroup và Vinhomes đứng đầu sàn chứng khoán về vốn chủ sở hữu

Tính đến ngày cuối quý II năm nay, Tập đoàn Vingroup có vốn chủ sở hữu hơn 132.000 tỷ đồng, dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán. Vinhomes, mã chứng khoán VHM, công ty con của Vingroup xếp ngay phía sau với hơn 129.300 tỷ.

Vốn chủ sở hữu khổng lồ của hai doanh nghiệp họ Vin được tích lũy nhờ liên tục lợi nhuận cao trong nhiều năm liên tiếp.

Năm 2021, Vinhomes lãi kỷ lục gần 39.000 tỷ. Còn Vingroup ghi nhận lợi nhuận trước thuế  trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3.334 tỷ  đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.028 tỷ đồng.

Đứng sau hai doanh nghiệp họ Vin, ba vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng vốn chủ sở hữu đều là các ngân hàng, bao gồm Vietcombank (VCB), Techcombank (TCB) và VietinBank (CTG).

Doanh nghiệp vốn điều lệ 5 tỷ phát hành trái phiếu nghìn tỷ

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành hai quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng (Công ty Hồng Hoàng) do vi phạm về công bố thông tin.

Doanh nghiệp này bị xử phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đối với báo cáo tài chính năm 2020; báo cáo tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020.

Theo tìm hiểu, Công ty Hồng Hoàng có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, được thành lập vào ngày 2/11/2016, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý.

Đây là doanh nghiệp từng gây ồn ào dư luận năm 2019 khi phát hành thành công lô trái phiếu 1.400 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài, kỳ hạn 5 năm, với lãi suất lên tới 20%/năm.

Điều đáng nói ở thời điểm huy động lô trái phiếu này, Công ty Hồng Hoàng chỉ mới thành lập được 3 năm, với vốn điều lệ cũng chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng.

700 dự án tại Hà Nội nằm trong danh sách rà soát, xử lý

Qua rà soát, trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha. Trước những bất cập này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những kết quả cụ thể, đồng thời, thành phố kiên quyết xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Loạt khu đất thành bãi gửi xe tạm thời

Loạt khu đất thành bãi gửi xe tạm thời

Cùng đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối đối với các dự án đã được Nhà nước giao đất; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối với dự án chưa được Nhà nước giao đất. Việc xử lý dự án chậm triển khai thực hiện theo nguyên tắc "dự án lớn làm trước, nhỏ làm sau", tuân thủ đúng các quy định về gia hạn của Luật Đất đai và Luật Đầu tư.

"Thành phố sẽ xử lý một số dự án, đặc biệt là dự án lớn, tạo đà xử lý các dự án khác", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Vì sao lãi suất liên tục tăng?

Lãi suất liên tục tăng mạnh, các ngân hàng lớn cũng vào cuộc đua, đẩy lãi suất huy động lên mặt bằng mới. Hiện có khoảng 10 ngân hàng đang huy động lãi suất huy động trên 7%/năm: Bac A Bank, Nam A Bank, BaoVietBank, PvcomBank, SHB, KienLongBank... áp dụng cho cá kỳ hạn dài từ 12 tháng.

Đáng chú ý nhất ở đầu tháng 8 là xuất hiện ngân hàng lớn Top 4 cũng vào cuộc tăng lãi suất.

Tăng trưởng huy động và cho vay những tháng đầu năm chênh lệch lớn là nguyên nhân khiến các ngân hàng thiếu vốn trong khi các ngân hàng đều tăng mạnh cho vay trong nửa đầu năm nay.

Ngân hàng liên tục đua nhau tăng lãi suất

Ngân hàng liên tục đua nhau tăng lãi suất

Chỉ trong 7 tháng vừa qua, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9,14% nhưng huy động vốn chỉ đạt 4,21%.

Các chuyên gia cho rằng, áp lực tăng lãi suất huy động sẽ lớn hơn trong những tháng từ nay tới cuối năm, đặc biệt khi kỳ vọng lạm phát của người dân ngày càng tăng cao, buộc các ngân hàng phải huy động lãi suất tiền gửi cao hơn.

Bỏ khung giá đất, đánh thuế cao người sở hữu nhiều bất động sản

Theo báo Chính phủ, sáng 21/7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII.

Nghị quyết đã bỏ khung giá đất, đồng thời yêu cầu có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất.

Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm.

Nghị quyết đưa ra chủ trương quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang và có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương (nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch).

Nơi ”nhịn ăn nhịn mặc” 26 năm mới mua được nhà và kiểu căn hộ ”tử thần” khi mưa ngập

Dạng nhà ở này dù nguy hiểm nhưng người ta vẫn thuê vì thu nhập thấp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN