Nóng tuần qua: Hà Nội sắp đấu giá hàng trăm thửa đất, giá khởi điểm 18 triệu đồng/m2

Từ nay đến cuối năm, Hà Nội đặt mục tiêu đấu giá khoảng 1.561,42ha đất tại 634 dự án.

Hà Nội sắp đấu giá hàng trăm thửa đất tại Mê Linh và Đông Anh

Cụ thể, tại huyện Mê Linh đang tập trung hoàn thiện thủ tục để đưa ra đấu giá 106 thửa đất tại 4 dự án trong tháng 7 và tháng 8, trong khi huyện Đông Anh ngày 30/7 sẽ tổ chức đấu giá 20 thửa đất.

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh, cả 4 điểm đưa vào đấu giá trong đợt này đều có tiềm năng bởi đã được giải phóng mặt bằng, hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật, gần Khu Công nghiệp Quang Minh, trung tâm hành chính của huyện, trường học và nằm trên trục giao thông huyết mạch.

Các thửa đất có tổng diện tích 3.412,7 m2 (từ 67,4 m2 đến 193 m2). Giá khởi điểm 32,1 triệu đồng đến 44,2 triệu đồng/m2, tổng giá khởi điểm hơn 129 tỷ đồng.

Tại Đông Anh, Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt thông báo tổ chức đấu giá 20 thửa đất trên địa bàn huyện

Tại Đông Anh, Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt thông báo tổ chức đấu giá 20 thửa đất trên địa bàn huyện

Còn tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Công ty Đấu giá Hợp danh Lạc Việt thông báo tổ chức đấu giá 20 thửa đất trên địa bàn huyện cũng vào ngày 30/7.

Tổng cộng có 13 thửa đất tại khu đất X4 thôn Đoài, xã Kim Nỗ và 7 thửa tại khu đất X7 thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.

Các thửa đất này có diện tích từ 70 m2 đến 108 m2, giá khởi điểm từ 18 triệu đồng đến 55,1 triệu đồng/m2. Tiền mua hồ sơ 500 nghìn đồng/bộ.

Theo quy định, mỗi hồ sơ tham gia đấu giá phải đặt cọc số tiền từ 252 triệu đồng đến hơn 1,1 tỷ đồng.

Trợ giá xe buýt từ ngân sách: Doanh nghiệp vẫn than lỗ

Nhiều doanh nghiệp xe buýt lớn tại TPHCM, Hà Nội dù được trợ giá mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng nhưng có xu hướng than lỗ, thậm chí xin bỏ tuyến.

Ở Hà Nội và TPHCM, mỗi năm ngân sách chi ra hơn một nghìn tỷ đồng để trợ giá cho xe buýt (tại Hà Nội là 114 tuyến, TPHCM có 101 tuyến trợ giá). Số tiền trợ giá liên tục tăng qua các năm.

Toàn quốc hiện có 56/63 tỉnh thành đã tổ chức khai thác trên 700 tuyến buýt, trên 11.000 phương tiện buýt các loại với tổng chiều dài các tuyến vận tải hành khách công cộng lên đến trên 23.000km. Tại TPHCM, 3 năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần (từ 1.123 tỷ đồng năm 2018, lên 1.247 tỷ đồng năm 2019 và 1.311 tỷ đồng năm 2020).

Đầu tháng 7 này, Cty TNHH Bắc Hà có văn bản xin ngừng vận hành 5 tuyến xe buýt có trợ giá (mang số hiệu: 41, 42, 43, 44, 45), dù chưa hết thời hạn hợp đồng giao thầu. Đại diện phía Cty TNHH Bắc Hà chia sẻ, do thua lỗ đến 200 triệu đồng mỗi ngày, nguồn lực của đơn vị cạn kiệt, không đủ sức duy trì vận hành các tuyến buýt nữa nên buộc phải xin ngừng.

 Nhà xây sẵn ở Hà Nội và TP HCM đồng loạt tăng giá

Báo cáo Quý II/2022 của Công ty Tư vấn Bất động sản hàng đầu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (JLL) chỉ ra, giá bán sơ cấp loại hình nhà liền thổ (nhà xây sẵn) ở khu vực Hà Nội, TP HCM và các tỉnh lân cận tăng mạnh.

Tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh hay xa hơn như Hải Phòng, giá bán tăng trung bình khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 5.083 USD/m2, tương đương gần 120 triệu đồng/m2

Đáng chú ý, giá bán trung bình của thị trường Hà Nội ghi nhận mức tăng 15,8% theo quý do chênh lệch lớn giữa cung - cầu, quỹ đất khan hiếm và chi phí đầu vào tăng.

Tại thị trường phía Nam, giá nhà liền thổ tại TP HCM và các tỉnh lân cận Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3.202 USD/m2, tương ứng 75 triệu đồng/m2.

Trong đó, giá bán sơ cấp trung bình ở TP HCM tăng 21,2% so với cùng kỳ do các dự án mở bán mới có mức giá cao hơn nhờ lợi thế vị trí. Còn các tỉnh lân cận, giá bán tăng mạnh nhất ở dòng sản phẩm nhà phố với mức giá 5 - 6 tỷ đồng/căn, ghi nhận mức tăng theo năm khoảng 11-13%.

Theo chuyên gia của JLL, thời gian tới, giá bán sơ cấp tại thị trường miền Bắc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh nhưng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn nửa đầu năm. Còn tại TP HCM, thị trường nhà liền thổ sẽ đối diện với thách thức hạn chế nguồn cung mới

Tiền tiết kiệm dân mang đi gửi ngân hàng tăng mạnh

Trước việc các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động, lượng tiền nhàn rỗi được người dân mang gửi tiết kiệm tại các ngân hàng đã lập kỷ lục mới.

Hàng loạt ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động từ đầu năm khiến mặt bằng lãi suất đã tăng từ 1-1,5% ở một số kỳ hạn. Thậm chí, nhiều ngân hàng đã nâng lãi suất huy động lên trên dưới 2% chỉ sau nửa đầu năm nay.

Hiện mức lãi suất trên 7% đang được hơn chục nhà băng áp dụng ở những kỳ hạn dài nhằm hút tiền nhàn rỗi của người dân.

Lãi suất tăng, kênh tiết kiệm trở nên hấp dẫn

Lãi suất tăng, kênh tiết kiệm trở nên hấp dẫn

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5, số dư tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại các tổ chức tín dụng đã đạt gần 5,569 triệu tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong tháng 5, người dân cũng mang thêm gần 36.900 tỷ đồng gửi vào ngân hàng, tương đương mỗi ngày có thêm 1.230 tỷ đồng được người dân mang gửi tiết kiệm.

So với đầu năm, người dân đã gửi ròng vào hệ thống hơn 268.480 tỷ đồng - gấp đôi mức tăng 134.000 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái, thậm chí cao hơn nhiều mức tăng 159.000 tỷ đồng của cả năm 2021. Còn nếu so với 5 tháng đầu năm 2020, mức tăng năm nay cũng cao hơn tới 40%.

Tính bình quân trong 5 tháng đầu năm 2022, cứ mỗi ngày trôi qua, người dân lại mang thêm gần 1.790 tỷ đi gửi ngân hàng lấy lãi.

Trong khi đó, số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt khoảng 5,806 triệu tỷ, tăng 2,86% so với cuối năm 2021, tương đương mức tăng ròng 161.615 tỷ đồng sau 5 tháng.

Như vậy, trong giai đoạn đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư đã cao vượt trội so với tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, trái ngược so với xu hướng trong 2 năm liền trước.

Mặc dù lãi suất huy động đã ghi nhận mức tăng mạnh trong thời gian qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động được dự báo tiếp tục gia tăng.

Công ty Chứng khoán SSI cho rằng lãi suất huy động có thể tăng nhanh hơn vào nửa cuối năm, kéo theo lãi suất cho vay bắt đầu tăng từ cuối quý 2. Các chuyên gia tại đây dự báo lãi suất huy động sẽ tăng thêm 0,5-0,7 điểm % sau khi Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Thu phí ETC trên tất cả các tuyến cao tốc

Kể từ ngày 1/8, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương sẽ phải triển khai thu phí hoàn toàn tự động (ETC) đối với tất cả tuyến cao tốc.

Trong trường hợp tài xế không dán thẻ tham gia dịch vụ ETC hoặc có dán thẻ nhưng trong tài khoản không đủ tiền thanh toán phí sẽ không được đi vào các tuyến cao tốc. Trong trường hợp tài xế không dán thẻ tham gia dịch vụ ETC mà đi vào cao tốc sẽ bị xử phạt từ 2 - 3 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Chính phủ cũng đã chỉ đạo, sau ngày 31/7, nếu trạm thu phí nào chưa lắp đặt và vận hành thu phí tự động sẽ buộc phải xả trạm, dừng thu phí tới khi lắp đặt xong thu phí tự động (trừ một số trạm không triển khai thu phí tự động do sắp hết hạn thu phí).

Trước đó, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã tổ chức thu phí toàn bộ theo hình thức tự động không dừng từ ngày 1/6/2022.

Chiêm ngưỡng căn biệt thự triệu đô của 8x Phú Thọ được xây dựng trên khu đất rộng 2.000m2

Căn biệt thự được thiết kế 2 tầng với 5 phòng ngủ, 1 phòng bếp với sức chứa 20 người. Ngoài ra có hồ bơi tuần hoàn rộng 80m2 cùng với bể sục, hồ cá Koi, phòng Karaoke,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN