Nóng tuần qua: Giá USD liên tục lập đỉnh, hé lộ loạt doanh nghiệp nợ hàng chục ngàn tỷ bằng USD
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhiệt điện than, dầu khí… đang sử dụng nhiều nợ vay có gốc ngoại tệ bằng đồng USD.
Nhiều doanh nghiệp nợ hàng chục ngàn tỷ bằng USD
Báo cáo vừa công bố của VNDirect đã hé lộ nhiều cái tên doanh nghiệp niêm yết đang gánh hàng ngàn tỷ nợ bằng đồng USD. Số liệu được VNDirect tổng hợp từ báo cáo tài chính quý II của các doanh nghiệp cho thấy, tập đoàn Vingroup (mã VIC) đang có tổng dư nợ bằng USD lớn nhất với giá trị 65.559 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ. Vay nợ của VIC tính đến cuối quý 2/2022 là 166.588 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp nợ khủng bằng USD
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhiệt điện than, dầu khí… đang sử dụng nhiều nợ vay có gốc ngoại tệ bằng đồng USD. Ví dụ, Tổng Công ty Phát điện 3 (Mã PGV) đang có các khoản nợ trị giá 36.868 tỷ đồng bằng USD, chiếm tới 86,6% dư nợ; tổng công ty phát điện 2 (mã GE2) nợ 12.669 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã POW) nợ 2.775 tỷ đồng… Đặc biệt, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (mã PVD) nợ 3.904 tỷ đồng, 100% bằng USD. Một ông lớn khác là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (Mã HVN) đang có 21.815 tỷ đồng nợ USD, với dư nợ USD/tổng dư nợ là 66,3%.
Ngân hàng Nhà nước chấn chỉnh hành vi mua bán ngoại tệ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 6597/NHNN-QLNH yêu cầu các đơn vị trong hệ thống chấp hành nghiêm túc quy định quản lý ngoại hối.
Theo đó, để kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định quản lý ngoại hối về thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới, đặc biệt các hành vi mua, chuyển, mang ngoại tệ bất hợp pháp ra nước ngoài, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý ngoại hối đối với hoạt động thanh toán, chuyển tiền xuyên biên giới, các quy định liên quan đến việc bán, chuyển ngoại tệ cho các cá nhân với mục đích chuyển tiền một chiều ra nước ngoài, đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu thực hiện nghiêm túc các quy định về việc bán ngoại tệ tiền mặt và cấp giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài cho các mục đích được phép theo quy định của pháp luật...
Bất ngờ ''đại gia mới nổi'' gia nhập CLB nộp ngân sách lớn nhất nước
Trong năm 2021, có 6 tỉnh thành có số thu ngân sách nhà nước trên 50.000 tỷ đồng là TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.
Ngoài những cái tên quen thuộc nộp ngân sách 'khủng', CLB thu ngân sách 50.000 tỷ đồng năm 2022 dự kiến sẽ chào đón những cái tên mới như Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Trong đó, Hưng Yên đang có bước nhảy vọt về thu ngân sách và trở thành ứng viên đầy triển vọng cho CLB 50.000 tỷ đồng. Trong 8 tháng, Hưng Yên đã thu ngân sách nhà nước được hơn 40.000 tỷ đồng, đạt tới 260% dự toán mà Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh này đã giao cho cả năm. Tuy nhiên, nguồn thu của Hưng Yên chủ yếu đến từ bất động sản.
Một “đại gia” mới nổi khác là Thanh Hóa, khi thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2022 đã đạt gần 40.000 tỷ đồng, bằng 133% dự toán năm, tăng 56% so với cùng kỳ và đạt cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, tổng thu nội địa ước đạt hơn 24.000 tỷ đồng, trong khi ước đạt thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỷ đồng, đạt 156% dự toán và bằng 161% so với cùng kỳ. Có 10/13 lĩnh vực có tiến độ thu tốt, dự kiến đạt và vượt dự toán năm.
Quảng Ninh cũng là địa phương đặt kỳ vọng gia nhập CLB thu ngân sách 50.000 tỷ đồng, khi đặt mục tiêu thu ngân sách cả năm 2022 đạt hơn 52.000 tỷ đồng. 9 tháng năm 2022, tổng thu ngân sách Quảng Ninh đạt 40.630 tỷ đồng, tăng 21% cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 10,21%, cao hơn 1,36 điểm % so với cùng kỳ.
Chứng khoán Việt ''bốc hơi'' 74 tỷ USD
Theo sau VCB là bộ đôi cổ phiếu "họ" Vingroup, vốn hoá Vinhomes (VHM) và Vingroup (VIC) lần lượt là 235.000 tỷ đồng, 223.000 tỷ đồng, giảm rất mạnh khoảng 110.000 tỷ đồng và 130.000 tỷ đồng so với đầu năm.
Giá cổ phiếu cũng sụt giảm mạnh, như VIC giảm gần 40% từ đầu năm, hiện chỉ còn 57.500 đồng/cổ phiếu. VHM "bốc hơi" 35% thị giá, hiện giao dịch ở mức 51.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, VHM, VIC đã ra bị loại khỏi danh sách doanh nghiệp vốn hoá 10 tỷ USD.
Đến hết năm 2021, trên HoSE đã có 46 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, tăng 16 doanh nghiệp so với cuối năm 2020, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm VIC, VCB, VHM.
Số doanh nghiệp vốn hoá tỷ đô cũng sụt giảm, mất đi một số cái tên như OCB, VND, VCI, DIG, GEX... Nhóm cổ phiếu chứng khoán có nhiều cái tên bị loại, vắng bóng trong nhóm tỷ đô, dù năm ngoái tăng trưởng ấn tượng. Hiện, nhóm chứng khoán chỉ còn đại diện duy nhất là SSI (vốn hoá hơn 29.000 tỷ đồng)
Cuối năm ngoái, giá trị vốn hóa sàn HoSE tăng 43% đạt gần 5,84 triệu tỷ đồng, qua đó dẫn đầu khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng vốn hóa. VN-Index cũng lọt nhóm tăng mạnh nhất thế giới (tăng 35,7% trong năm 2021, lên mức 1.498 điểm).
Theo dữ liệu của StockQ.org, chứng khoán Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách những thị trường tăng mạnh nhất năm qua. Dẫn đầu là thị trường Abu Dhabi, Argentina, Iceland, Áo, Cộng hoà Séc.
Tuy nhiên, với diễn biến tiêu cực bao trùm hiện nay, VN-Index đang đánh mất mạch tăng 3 năm liên tiếp.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022, trên thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 22.743 tỷ đồng/phiên, giảm 14,5% so với bình quân năm trước.
GDP 9 tháng tăng cao nhất trong 12 năm
GDP quý III/2022 tăng 13,67%, tính chung 9 tháng năm nay tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng cao nhất 9 tháng, trong giai đoạn 2011-2022.
Sáng nay (29/9), tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022.
Theo đó, GDP quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm nay tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước có mức tăng lạm phát thấp so với mặt bằng chung.
CPI tháng 9 tăng 0,4%, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, 2 nhóm giảm giá. Hai nhóm giảm giá là giao thông giảm 2,23% do giá xăng liên tục giảm ở các kỳ điều chỉnh trong tháng và bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
Ngược lại, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào; một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023 là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước.
Có lúc tưởng như thất bại và trắng tay nhưng người đàn ông này đã kịp thời tìm hiểu để đi tới thành công.
Nguồn: [Link nguồn]