Nóng tuần qua: Đâu là nhóm nghề phải đi tìm việc mới nhiều nhất thời gian qua?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dữ liệu của VARS cho thấy ước lượng số người đang hoạt động trong lĩnh vực này hiện nay chỉ còn khoảng 30%-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

Môi giới bất động sản thuộc nhóm đi tìm việc mới nhiều nhất

Bản tin thị trường lao động Quý II/2023 vừa được Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội phát hành chỉ ra, trong quý thứ hai của năm, môi giới bất động sản dẫn đầu trong nhóm nghề đi tìm việc làm nhiều nhất, theo sau là nhóm nghề dệt may, thực phẩm và đồ uống, kho vận, bảo hiểm.

Trước đó, dữ liệu của VARS cho thấy ước lượng số người môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30%-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

Thời gian qua, môi giới bất động sản chìm trong khó khăn, túng thiếu và thất nghiệp nên dẫn đầu trong nhóm nghề đi tìm việc làm nhiều nhất. (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, môi giới bất động sản chìm trong khó khăn, túng thiếu và thất nghiệp nên dẫn đầu trong nhóm nghề đi tìm việc làm nhiều nhất. (Ảnh minh họa)

VARS cho rằng những khó khăn trên thị trường BĐS thể hiện rõ trên kết quả kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp hoạt động môi giới đều báo lỗ trong hai quý vừa qua, ghi nhận giai đoạn kém nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp môi giới hoặc chủ đầu tư có bố trí bộ phận môi giới bán hàng có tỉ trọng sa thải 50% nhân sự trở lên dưới nhiều hình thức như dừng ký hợp đồng tạm thời trong 3-6 tháng, cho thôi việc, giữ chế độ cộng tác viên…

VARS nhận định, triển vọng nghề nghiệp của môi giới BĐS vẫn lớn mặc dù đang trong giai đoạn thị trường khó khăn, nhiều thách thức do tính cạnh tranh cao. Vì vậy, các nhân viên môi giới phải luôn học hỏi, không ngừng nâng cao nghiệp vụ và giữ được đạo đức nghề nghiệp, uy tín với khách hàng.

Giá chung cư Hà Nội tăng 80% trong 5 năm

Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý II của Savills Việt Nam công bố ngày 20/7 cho thấy, giá bán sơ cấp (giá bán từ chủ đầu tư) căn hộ tại Hà Nội trong quý II năm nay trung bình 53 triệu đồng/m2, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với thời điểm quý I/2019, giá bán căn hộ tại Hà Nội trong quý II năm nay đã tăng tới 73%. Giá chung cư tăng do giá đất, chi phí xây dựng tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và chất lượng các căn hộ tăng.

Khảo sát cho thấy, giá bán thứ cấp trung bình căn hộ tại các dự án gần nhà ga đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng đã tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Về nguồn cung nhà ở tại Hà Nội trong tương lai, Savills Việt Nam cho rằng việc các huyện Gia Lâm, Đông Anh lên quận trong năm nay là động lực để nguồn cung căn hộ khu vực này thời gian tới dồi dào hơn. Dự báo sẽ có thêm khoảng 19.500 căn hộ mới được xây dựng tại khu vực này trong thời gian tới.

Với phân khúc biệt thự, nhà liền kề, theo nhận định, trong quý 2 sẽ không có thêm nguồn cung mới. Lượng giao dịch biệt thự, nhà liền kề trong quý chỉ đạt 106 căn, giá bán sơ cấp giảm 10%, xuống mức khoảng 100 triệu đồng/m2 đất tại khu vực Mê Linh.

Tân Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam xuất thân thế nào?

Ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành quyết định số 868/QĐ-TTg quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương - giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trước khi ông An được Thủ tướng điều động về làm Chủ tịch EVN, vị trí này chưa có người đảm trách do ông Dương Quang Thành nghỉ hưu theo chế độ từ 1/5. Thời gian qua, ông Đặng Huy Cường, thành viên HĐTV EVN, được giao phụ trách tập đoàn từ đầu tháng 5 đến nay.

Thời gian qua, môi giới bất động sản chìm trong khó khăn, túng thiếu và thất nghiệp nên dẫn đầu trong nhóm nghề đi tìm việc làm nhiều nhất. (Ảnh minh họa)

Thời gian qua, môi giới bất động sản chìm trong khó khăn, túng thiếu và thất nghiệp nên dẫn đầu trong nhóm nghề đi tìm việc làm nhiều nhất. (Ảnh minh họa)

Theo giới thiệu ông Đặng Hoàng An sinh ngày 16/10/1965, quê quán Hiệp Hòa, Bắc Giang. Trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đặng Hoàng An đã trải qua nhiều vị trí công tác và đảm nhận các chức trách lãnh đạo quản lý trong ngành Điện lực (Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia từ 1993 đến 2004, Trưởng Ban Kỹ thuật lưới điện EVN từ 2004 đến 2006, Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 từ 2006 đến 2007, Trưởng ban Kế hoạch EVN từ 2007 đến 2008, Phó Tổng Giám đốc EVN từ 2008 đến 2015 và Tổng Giám đốc EVN từ tháng 7/2015 đến 2018).

Ngày 21/5/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh đã trao quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ chức thứ trưởng bộ này.

Bất thường công ty yến sào xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng chỉ trong 7 ngày

Theo Cục Thuế quận Bình Thạnh - TPHCM, lợi dụng quy định thông thoáng từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, một doanh nghiệp yến sào liên tục xuất nhiều hóa đơn có tổng trị giá 34.000 tỷ đồng chỉ trong 7 ngày, tuy nhiên phần lớn hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán.

Thông tin này được ông Đặng Khắc Phúc - Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Bình Thạnh - chia sẻ tại hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tại TPHCM, do Cục thuế TPHCM tổ chức.

Theo ông Đặng Khắc Phúc, Chi cục Thuế quận Bình Thạnh đang quản lý hơn 22.000 doanh nghiệp, 16.000 nhân kinh doanh cá nhân. Ngành thuế đang triển khai hoá đơn điện tử với mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng hệ thống cảnh báo rủi ro, tra soát chưa hoàn thiện và hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng quy định thông thoáng khi chuyển từ hoá đơn giấy sang hoá đơn điện tử để trục lợi, mua bán hoá đơn bất hợp pháp.

Chỉ trong thời gian từ 1/7/2022 - 30/6/2023 đã có hơn 17 triệu hóa đơn điện tử có mã xác thực và 450.000 hóa đơn không có mã được đưa vào sử dụng tại TPHCM.

"Riêng tại Bình Thạnh, một doanh nghiệp yến sào xuất hóa đơn giá trị 34.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần. Khi kiểm tra, ngành thuế phát hiện chỉ có 40 triệu đồng hóa đơn kinh doanh yến, còn lại là hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán" - ông Phúc cho hay.

Hiện Chi cục thuế Bình Thạnh đã báo cáo Cục Thuế TPHCM và Tổng cục Thuế để kiểm tra, xử lý việc sử dụng hóa đơn của công ty này.

Nguồn: [Link nguồn]

Đảo ở Việt Nam trước nghèo khó, đại gia ”đổ tiền” xuống biển làm đường, giờ thế nào?

Đảo này đã có sự thay đổi choáng ngợp, cuộc sống của người dân ngày càng giàu có.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN