Nóng tuần qua: Đất nền ven Hà Nội giảm giá sâu kỷ lục, chuyên gia khuyên gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Làn sóng cắt lỗ đang xảy ra với loại hình đất nền vùng ven Hà Nội, phân khúc vàng khi thị trường sốt nóng.

Đất nền ven Hà Nội giảm giá sâu

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý IV/2022, bất động sản (BĐS) vùng ven Hà Nội liên tục xảy ra tình trạng cắt lỗ, đặc biệt là phân khúc đất nền. Trong đó, giá đất nền thứ cấp tại các huyện vùng ven đã giảm 15% - 35% so với đầu năm 2022, đất nền dự án cũng giảm từ 8% - 15%.

Giới chuyên gia nhận định, giá đất một số khu vực ven Hà Nội liên tục tăng “nóng” thời gian trước là vì có thông tin về dự án hạ tầng lớn như khu vực Đông Anh, hay Gia Lâm có thông tin lên quận, đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Mặc dù vậy, do thông tin 2 huyện này lên quận đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây nên khi thị trường trầm lắng, giá đất sẽ hạ nhiệt theo.

Đưa ra lời khuyên với nhà đầu tư và người có nhu cầu về BĐS thời điểm hiện tại, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, thời gian này họ nên hết sức cẩn trọng hơn khi tham gia thị trường.

Năng suất lao động người Việt đứng 'top cuối' Đông Nam Á

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước tính đạt 150,1 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 6.466 USD/lao động), gấp 2,1 lần năm 2011 (70 triệu đồng/lao động).

Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt 5,29%. Giai đoạn tới (2021-2030), Việt Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động trên 6,5%/năm.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.

Năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.

Dù đã được cải thiện, nhưng theo Tổng cục Thống kê, mức năng suất lao động của Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP (sức mua tương đương) 2017 - 2020, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 18,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,3% mức năng suất của Singapore; 23% của Hàn Quốc; 24,4% của Nhật Bản; 33,1% của Malaysia; 59,1% của Thái Lan; 60,3% của Trung Quốc; 77% của Indonesia và bằng 86,5% năng suất lao động của Philippines.

Đối thủ của ChatGPT trả lời sai, công ty mẹ Google lập tức mất 100 tỷ USD

Ngày 8/2, cổ phiếu của Alphabet mất 100 tỷ USD giá trị thị trường, sau khi chatbot mới của họ chia sẻ thông tin không chính xác trong một video quảng bá về một sự kiện của công ty không thành công như mong đợi, làm dấy lên lo ngại tập đoàn mẹ của Google đang thua đối thủ Microsoft.

Giá cổ phiếu Alphabet giảm tới 9%, trong khi cổ phiếu Microsoft tăng khoảng 3%.

Ngày 8/2, cổ phiếu của Alphabet mất 100 tỷ USD giá trị thị trường, sau khi chatbot mới của họ chia sẻ thông tin không chính xác trong một video quảng bá về một sự kiện của công ty không thành công như mong đợi, làm dấy lên lo ngại tập đoàn mẹ của Google đang thua đối thủ Microsoft.

Reuters phát hiện lỗi trong quảng cáo của Google về chatbot Bard, trong câu trả lời về vệ tinh đầu tiên chụp ảnh hành tinh ngoài hệ mặt trời của Trái đất.

Google ra mắt chatbot mới sau khi OpenAI, một doanh nghiệp khởi nghiệp được Microsoft đầu tư 10 tỷ USD, ra mắt công cụ mới ChatGPT vào tháng 11 năm ngoái, gây bất ngờ cho người sử dụng vì những câu trả lời chỉn chu và chính xác bất ngờ cho nhiều câu hỏi khó.

Alphabet chưa cho biết khi nào và bằng cách nào sẽ đưa Bard vào công cụ tìm kiếm Google.

Alphabet chưa cho biết khi nào và bằng cách nào sẽ đưa Bard vào công cụ tìm kiếm Google.

Buổi giới thiệu trực tuyến của Google sáng 8/2 không cho biết cụ thể và cách thức và thời điểm tích hợp Bard vào chức năng tìm kiếm lõi. Một ngày trước đó, Microsoft tổ chức một sự kiện công bố ra mắt phiên bản công cụ tìm kiếm Bing tích hợp các chức năng ChatGPT.

Lỗi của Bard bị phát hiện ngay trước buổi giới thiệu của Google ở Mountain View, California.

Đề xuất phí trước bạ tối đa 1 tỷ đồng với nhà thứ 2

UBND TP.HCM vừa xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 (Nghị quyết 54) của Quốc hội về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển thành phố.

Phương án 1: Thí điểm thu thuế đối với nhà ở và đất ở, mà người có quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở không trực tiếp sử dụng để ở cho cá nhân và gia đình, tức nhà đất thứ hai trở lên. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế và thời gian áp dụng.

Phương án 2: Chấp thuận cho TP.HCM tăng mức thu liên quan đến nhà đất thứ hai trở lên, như: Lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên.

Khi đó, HĐND TP.HCM sẽ quyết định áp dụng tăng mức thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở (không quá 5 lần mức thu hiện hành) và tăng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên (không quá 2 lần mức thu hiện hành);

Tăng tỷ lệ thu lệ phí trước bạ khi mua, nhận chuyển nhượng nhà đất thứ hai trở lên từ 0,5% giá trị chuyển nhượng lên 2% và mức tối đa một hồ sơ chuyển nhượng từ 500 triệu đồng/hồ sơ lên 1 tỷ đồng/hồ sơ.

TP.HCM kiến nghị lựa chọn phương án 2.

Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản “khủng” thế nào?

Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2022, Bộ Xây dựng đã dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2021, con số này xấp xỉ 700.000 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với phân khúc văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24%.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16%. trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7%.

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Qua số liệu trên cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn theo chiều hướng tăng.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hiện nay có số vốn bao nhiêu?

Doanh nghiệp đã hoạt động hàng chục năm tại Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN