Nóng tuần qua: Chuẩn bị kích cầu du lịch lần 2
Chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 dự kiến tiếp tục hướng đến khách du lịch nội địa.
Chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 chuẩn bị diễn ra
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho biết chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 chuẩn bị diễn ra, sẽ tiếp tục hướng đến khách du lịch nội địa, với mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch vừa an toàn, vừa hấp dẫn về giá và chuyến đi có thời gian phù hợp.
Các sản phẩm du lịch phải bảo đảm chất lượng và thực hiện đến hết năm 2020, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia kích cầu để tạo lực thúc đẩy mạnh mẽ.
Các hoạt động du lịch phải tuân thủ quy định phòng chống dịch
Các hoạt động du lịch phải tuân thủ quy định phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế và theo bộ tiêu chí đã ban hành; bổ sung các giải pháp công nghệ số hữu hiệu để phòng chống Covid-19, sớm phát hiện những trường hợp nghi nhiễm để có hướng xử lý.
Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, Tổng cục Du lịch có phương án nhằm triển khai, tái kích hoạt các chương trình kích cầu du lịch. Sở Du lịch các tỉnh, TP xây dựng tiêu chí an toàn, được áp dụng cho 3 nhóm liên quan gồm điểm đến, dịch vụ và khách du lịch, giám sát để đảm bảo các đơn vị thực hiện đúng cam kết.
Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Cụ thể, Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10/2020 với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Nghị định 109/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Theo đó, thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020.
Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020. Thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
Bộ Giao thông giục tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết công tác giải phóng mặt bằng cho 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã đạt khối lượng hơn 91%. Tuy nhiên, đối với phần còn lại, nếu các địa phương không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể cơ bản hoàn thành trong quý III.
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND 13 địa phương nơi có dự án đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc Bắc - Nam.
Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đồng giải phóng mặt bằng của địa phương xây dựng tiến độ chi tiết để thực hiện hoàn thành khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại (khoảng 10%), đảm bảo bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công các dự án trong tháng 9.
Các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các khu tái định cư; phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật để thống nhất phương án đền bù, triển khai di dời các công trình, cơ bản bàn giao mặt bằng cho dự án trong tháng 9 và chủ động xử lý các vướng mắc kiến nghị liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp truyền hình trả tiền sau dịch Covid-19
Bộ Tài chính vừa có công văn lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 307/2016 về phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
Theo đó, dự thảo lần này có sửa đổi, bổ sung điều khoản mức thu phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là 0,3% trên doanh thu tính phí đối với phần doanh thu trên 50 tỷ đồng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) phát sinh từ hợp đồng với các thuê bao truyền hình trả tiền.
Quy định này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp truyền hình trả tiền có doanh thu dưới 50 tỷ đồng sẽ không phải trả phí cung cấp dịch vụ như trước.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có 34 doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong đó có 11 doanh nghiệp đạt doanh thu bình quân năm từ 50 tỷ đồng trở lên và 23 doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng/năm.
ADB dự báo GDP Việt Nam tăng 1,8% năm nay
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng 1,8% trong năm nay và 6,3% năm 2021, trong bối cảnh kinh tế châu Á sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, ADB dự báo các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á sẽ suy giảm 0,7% trong năm nay. Đây sẽ là đợt suy thoái cấp khu vực đầu tiên sau gần 60 năm. Tổ chức này kỳ vọng châu Á có thể khôi phục ở mức tăng trưởng 6,8% trong năm 2021.
Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, nhận định tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ tăng trưởng dương nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19.
Trung Quốc quyết tâm hồi phục lại đàn lợn sau đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua và cho phép các ngân hàng tại nước...
Nguồn: [Link nguồn]