Nóng tuần qua: Cắt tóc, gội đầu... chịu mức thuế ngang với người viết phần mềm doanh thu trăm tỷ?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kể từ ngày 1/8, dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, Internet, game, cắt tóc, gội đầu... sẽ phải đóng thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%. Tổng cộng, mức thuế đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ này là 7%.

Massage, karaoke, cắt tóc, gội đầu... chịu thuế 7% từ ngày 1/8

Đó là nội dung đáng chú ý trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC, Bộ Tài chính công bố danh mục ngành nghề tính thuế GTGT và thuế TNCN theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu đối với từng nhóm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cụ thể.

Massage, karaoke, cắt tóc, gội đầu... chịu thuế 7% từ ngày 1/8

Massage, karaoke, cắt tóc, gội đầu... chịu thuế 7% từ ngày 1/8

Cụ thể, kể từ ngày 1/8, một số ngành nghề, dịch vụ mới sẽ phải đóng thuế GTGT và TNCN. Theo đó, dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, Internet, game, cắt tóc, gội đầu... sẽ phải đóng thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2%. Tổng cộng, mức thuế đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ này là 7%.

Ngoài ra, dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, dịch vụ môi giới, dịch vụ lưu trú, dịch vụ bưu chính, dịch vụ môi giới, dịch vụ tư vấn pháp luật... cũng phải đóng mức thuế như trên.

Theo Tổng cục thuế, theo quy định tại điểm 2 Phụ lục 01 - Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính thì mức thuế GTGT 5% và thuế TNCN 2% áp dụng đối với hộ và cá nhân kinh doanh các dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, internet, may đo, giặt là, cắt tóc,... đã được áp dụng ổn định từ năm 2015. Đến nay, theo hướng dẫn tại Thông tư 40/2021/TT-BTC không có sửa đổi nội dung này.

Như vậy mức thuế của những người làm may đo, cắt tóc, gội đầu... sẽ chịu mức thuế ngang với người viết phần mềm doanh thu hàng trăm tỷ.

Còn nhớ, đầu năm 2021, báo chí có thông tin về một cá nhân có hộ khẩu tại Cầu Giấy, viết phần mềm đăng tải trên Google Play và App Store có tổng thu nhập lên tới 330 tỷ đồng trong năm 2020. Cá nhân này nộp thuế 23,4 tỷ đồng, tương thuế suất 7%, được luật sư lý giải là mức thuế suất áp dụng với hộ kinh doanh cá thể với ngành nghề dịch vụ.

Nhiều ý kiến cho rằng, mức thuế đối với cá nhân này phải chịu là rất thấp so với mức thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động làm công ăn lương đang phải chịu (tối đa lên đến 35%). 

Giáo sư Đinh Trọng Thịnh – Chuyên gia tài chính cho hay, về nguyên tắc tất cả các hoạt động kinh doanh có doanh thu, có thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam thì đều cần phải đóng thuế cho Nhà nước. Với quy định này chỉ áp dụng với các hộ kinh doanh lớn có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, còn với mức dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng thuế. Đó là quy định hợp lý.

Hiện nay, mức đóng thuế suất với các dịch vụ trên là 7% - là theo mức quy định rồi và cũng khó để so sánh với các lĩnh vực khác như CNTT,… bởi đó là các ngành được Nhà nước xếp vào diện ưu tiên.

Lô vaccine Pfizer đầu tiên sẽ về Việt Nam trong tháng sau

Ông John Paul Pullicino - đại diện hãng dược Pfizer (Mỹ) cho biết hãng dược phẩm này đang chốt các kế hoạch vận chuyển và cung cấp vaccine cho Việt Nam trong quý III và quý IV năm nay. "Thông tin mới nhất là một phần của các liều vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam trong tháng sau", ông nói.

Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua thỏa thuận song phương với các chính phủ trung ương.

Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua thỏa thuận song phương với các chính phủ trung ương.

Ông cũng cho biết mới đây hãng dược này đã có thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc cung cấp 31 triệu liều vaccine cho Việt Nam. Ngày 12/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch Covid-19 đối với vaccine của hãng Pfizer.

Đại diện Pfizer cho biết đã có các cá nhân tự nhận mình có quyền tiếp cận nguồn vaccine Pfizer. Tuy nhiên, ông khẳng định Pfizer trên toàn cầu chỉ trực tiếp cung cấp thông qua thỏa thuận song phương với các chính phủ trung ương.

"Cho đến nay, không có một nguồn vaccine tư nhân nào là hợp pháp”, ông Join Paul Pullicino khẳng định.

Bộ KHĐT: Doanh nghiệp hàng không Việt đứng bên bờ vực phá sản

Theo Bộ KHĐT, dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp hàng không gặp khó khăn, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Các hãng như Bamboo Airways, Vietjet Air đang dần hết nguồn lực về tài chính. Thậm chí hãng hàng không lớn như Vietnam Airlines cũng đứng bên bờ vực phá sản.

Báo cáo của Bộ này cũng khẳng định dịch Covid-19 khiến thị trường vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng nhất. Nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh ở mức 34,5 - 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.

"Cùng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021. Trường hợp tình hình Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch", dự thảo báo cáo từ Bộ KHĐT nêu rõ.

Hàng container qua cảng biển Việt Nam tăng 22%

Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam của 6 tháng đầu năm ước đạt 363 triệu tấn, tăng 7%. Trong đó, hàng nhập khẩu đạt 93 triệu tấn, hàng nhập khẩu đạt 114 triệu tấn và hàng nội địa đạt 156 triệu tấn.

Riêng hàng container qua cảng biển đạt 12,4 triệu TEUs (đơn vị đo sức chứa hàng hóa), tăng 22%. Với hàng container xuất khẩu ước đạt 4 triệu TEUs, tăng 17%; hàng container nhập khẩu ước đạt 4,1 triệu TEUs, tăng tới 26% và hàng container nội địa ước đạt hơn 4,3 triệu TEUs, tăng 24%.

Trong khi đó, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam 5 tháng đầu năm là 302 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao gồm Thái Bình tăng 80% (từ 713.400 tấn lên 1,3 triệu tấn), lượng tăng chủ yếu là hàng khô; Đồng Tháp tăng 46% (từ 283.660 tấn lên 415.046 triệu tấn); Kiên Giang tăng 42%; An Giang tăng 35%.

Siết chặt hơn điều kiện kinh doanh đa cấp

Theo Bộ Công Thương, ngày 12/3/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nghị định 40 ra đời với các quy định siết chặt hơn về điều kiện kinh doanh, hoạt động bán hàng đa cấp đối với người tham gia, các doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Nghị định cũng đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các doanh nghiệp hoạt động minh bạch, sàng lọc những doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động bất chính, qua đó góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm khả năng gây hậu quả về kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, qua rà soát và thực tiễn thi hành, các cơ quan quản lý nhận thấy một số chính sách cần được xem xét điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần được điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với mục tiêu quản lý. Quá trình triển khai, nhiều sở công thương cũng có ý kiến đề xuất sửa đổi các quy định của Nghị định 40 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 20/6: Sau khi giảm ”khủng”, điều gì sẽ xảy ra với vàng?

 Vàng thế giới đang trải qua chuỗi ngày tồi tệ khi liên tục sụt giảm mạnh trong các phiên giao dịch vừa qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN