Nóng tuần qua: Bất ngờ một hãng hàng không xin được thành lập giữa "bão" corona

Sự tái xuất kiến nghị này của Vietstar Air được cho là bất ngờ khi ngành hàng không Việt Nam đang lao đao vì dịch Covid-19.

Vietstar bất ngờ kiến nghị lập hãng bay

Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar Air. 

Trước đó, Vietstar Air gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hàng không năm 2017, trong đó thị trường mục tiêu là trục nội địa Bắc Nam, khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á trên vai trò là hãng hàng không vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Ngành hàng không Việt Nam đang lao đao vì dịch Covid-19.

Ngành hàng không Việt Nam đang lao đao vì dịch Covid-19.

Theo Phó Chủ tịch HĐTV Vietstar Nguyễn Mạnh Chiến, hồ sơ của Vietstar Air đã được Bộ Giao thông vận tải thẩm định và được chính phủ lấy ý kiến đầy đủ của các Bộ ngành liên quan và được trình từ nhiều năm nay.

Liên quan tới kiến nghị nói trên, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc xin cấp phép bay của Vietstar Air.

Bộ Công Thương: Đủ hàng hoá với phương án xấu nhất, cách ly trên diện rộng

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Các phương án hàng hoá dự phòng cần được sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống, kể cả trường hợp xấu nhất, cách ly một thành phố, cách ly một vài tỉnh thành. 

Đến nay đã có 55 tỉnh thành trong cả nước gửi báo cáo về tình hình cung cấp hàng hoá, trong đó đã có các “kế hoạch tác chiến”, kịch bản đối phó với dịch bệnh theo 5 cấp độ.

Trong đó, đã tính đến các tình huống nếu dịch bệnh lan rộng, phức tạp mà phải cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh thì việc đưa các mặt hàng thiết yếu vào vùng dịch sẽ được tiến hành thế nào, các điểm báo hàng sẽ được bố trí ra sao.

Hà Nội đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường.

Hà Nội đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng và bảo đảm cung ứng cho thị trường theo các kịch bản diễn biến của dịch bệnh.

Trong đó, thành phố đã tính đến việc chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30% -50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.

Ôtô nhập khẩu tăng 240%, xe chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia

Trong 10.261 ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào tháng 2, lượng xe nhập từ Thái Lan và Indonesia chiếm 94%.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 2, lượng ôtô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu cao gấp 2,4 lần (tương ứng tăng 5.980 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước.

Lượng nhập khẩu xe trong tháng 2 là 10.261 chiếc, giá trị nhập khẩu tương ứng đạt 222 triệu USD. Trong khi đó, ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng 1 đạt 4.281 chiếc, trị giá 111 triệu USD.

Theo đó, ôtô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 2 thị trường chính là Thái Lan (6.271 chiếc) và từ Indonesia (3.416 chiếc).

Số xe nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm tới 94% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng.

Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 2 các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu 328 triệu USD tiền linh kiện và phụ tùng ôtô các loại. Theo đó, nhóm hàng này có xuất xứ đa dạng, nhưng chủ yếu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Hà Nội xem xét việc thành lập 2 cụm công nghiệp tại huyện Hoài Đức

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc xem xét thành lập Cụm công nghiệp Dương Liễu (giai đoạn 2) và Cụm công nghiệp Đông La, huyện Hoài Đức.

Theo thông báo, UBND huyện Hoài Đức chịu trách nhiệm xem xét năng lực và quyết định lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo đúng quy định. Sở Công thương chịu trách nhiệm về thẩm định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp trình UBND thành phố.

Bên cạnh đó, UBND huyện Hoài Đức có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm giám sát việc đầu tư xây dựng cụm công nghiệp, bảo đảm phát triển theo định hướng công nghiệp xanh, sạch (tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn).

Đồng thời, ưu tiên ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại (đường giao thông, kho bãi, bãi để xe, trạm nạp điện…) và bảo đảm việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, chất thải. Cùng với đó, ưu tiên di dời các cơ sở sản xuất, làng nghề tại khu dân cư ra khu vực sản xuất tập trung nhưng phải bảo đảm các tiêu chí nêu trên. 

Giảm giá dịch vụ hàng không, “giải cứu” hãng bay thiệt hại vì Covid-19

Để chia sẻ khó khăn cùng với các hãng hàng không, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - đơn vị đang quản lý và khai thác 21 cảng hàng không - sân bay tại Việt Nam đã quyết định giảm giá các dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không (bao gồm cả hãng hàng không quốc tế và hãng hàng không nội địa) đang sử dụng các dịch vụ tại các cảng hàng không của ACV.

Theo đó, có 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm giá, cụ thể: Giá dịch vụ dẫn tàu bay giảm 50%;  dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn phòng đại diện đối với các hãng hàng không dừng bay sẽ miễn 100%, các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định là 30%.

Ngoài ra, đối với các hoạt động phi hàng không, ACV đang nghiên cứu xây dựng các kịch bản và phương án hỗ trợ theo diễn biến.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ GTVT ban hành chính sách hỗ trợ giá dịch vụ hàng không cho các hãng hàng không Việt Nam.

Cụ thể, áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến đối với các chuyến bay nội địa, dự kiến từ ngày 1/3 - 31/5 và có thể điều chỉnh tùy theo diễn biến của dịch bệnh.

Giật mình thon thót giữa mùa dịch, tài xế taxi vẫn không dám từ chối đón khách

Nhiều tài xế cho biết dù lo lắng khi chở khách giữa mùa dịch nhưng vì vay ngân hàng mua ô tô trả góp nên họ không có ý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN